Chuyên đề kinh tế: Doanh nghiệp chủ động thích ứng biến đổi khí hậu
01/11/2022ĐBSCL được đánh giá là một trong ba vùng đồng bằng trên thế giới phải đối mặt với nhiều tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Thực tế thời gian qua đã cho thấy, tình trạng nước biển dâng, xâm nhập mặn, khô hạn đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất và đời sống của người dân, gây ra nhiều khó khăn, thách thức cho doanh nghiệp và cản trở sự phát triển của vùng ĐBSCL. Trong bối cảnh đó, không ít doanh nghiệp đã có những giải pháp để chủ động phòng tránh rủi ro, thích ứng và tìm ra những cơ hội phát triển mới từ những tác động mà biến đổi khí hậu gây ra.
Chuyên đề kinh tế: Thúc đẩy khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp
18/10/2022Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Long đã triển khai nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp. Qua các cuộc thi khởi nghiệp được tổ chức hàng năm đã thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong lực lượng học sinh, sinh viên và thanh niên, đồng thời phát hiện và hỗ trợ phát triển nhiều ý tưởng, dự án khởi nghiệp khả thi. Tỉnh cũng triển khai nhiều chính sách hiệu quả nhằm hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp địa phương.
Chuyên đề kinh tế: Thúc đẩy hỗ trợ tín dụng cho sản xuất kinh doanh
04/10/2022Triển khai đồng bộ, kịp thời các nhóm nhiệm vụ, giải pháp theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã phục hồi và phát triển ổn định. Theo đó, nhu cầu vốn tín dụng cũng gia tăng để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Thế nhưng, thời gian qua việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng cũng đang gặp phải nhiều khó khăn, trở ngại, đặc biệt là chương trình tín dụng hỗ trợ lãi suất. Do đó, cần có các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy giải ngân nguồn vốn tín dụng để tiếp sức kịp thời cho các cơ sở, doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chuyên đề kinh tế: Phát triển thị trường nội địa cho trái cây Việt
06/09/2022Thị trường nội địa với gần 100 triệu dân là nơi tiêu thụ còn nhiều tiềm năng đối với mặt hàng trái cây tươi. Thế nhưng, nhiều sản phẩm trái cây tiêu thụ trong nước chưa được quan tâm đầu tư tiêu chuẩn chất lượng, truy xuất nguồn gốc để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Trong khi đó, nhiều loại trái cây nhập khẩu có chất lượng và mẫu mã đẹp lại tạo ra sức ép cạnh tranh với trái cây trong nước ngay trên sân nhà. Do đó, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, mẫu mã, thông tin truy xuất nguồn gốc để xây dựng thương hiệu là yêu cầu cần thiết để các sản phẩm trái cây Việt có thể cạnh tranh và thúc đẩy tiêu thụ ở thị trường trong nước.
Chuyên đề kinh tế: Thúc đẩy cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp
30/08/2022Những năm qua, ứng dụng các giải pháp công nghệ, máy móc thiết bị để cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần tăng năng suất lao động, giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế, nâng cao chất lượng và giá trị nông sản. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những khó khăn, hạn chế khiến cho việc ứng dụng cơ giới hoá chưa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp và chưa đạt được mục tiêu gia tăng lợi nhuận cho người sản xuất. Do đó, cần có giải pháp thúc đẩy cơ giới hoá đồng bộ trên nền tảng tổ chức liên kết sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất và các thành phần tham gia trong chuỗi giá trị nông sản.
Chuyên đề kinh tế: Phát triển dịch vụ logistics cho nông sản
16/08/2022ĐBSCL là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm, đóng góp sản lượng lớn các sản phẩm nông thuỷ sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Thế nhưng, hạn chế về hạ tầng giao thông và thiếu các dịch vụ logistics chuyên dụng cho hàng nông sản đã làm gia tăng chi phí và ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đảm bảo chất lượng của hàng nông sản xuất khẩu. Do đó, phát triển dịch vụ logistics cho nông sản ĐBSCL là yêu cầu hết sức cấp thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo ra giá trị gia tăng tốt hơn cho các mặt hàng nông sản của vùng.
Chuyên đề kinh tế: EVFTA sau 2 năm thực thi
02/08/2022Sau 2 năm thực thi EVFTA, tăng trưởng xuất khẩu vào EU theo hiệp định này đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Tuy chưa được như kỳ vọng do những ảnh hưởng của đại dịch COVID – 19 nhưng cũng đã cho thấy những nỗ lực của các doanh nghiệp để đáp ứng các quy định của EVFTA nhằm tận dụng được những cơ hội mà hiệp định này mang lại.
Chuyên đề kinh tế: Thúc đẩy xuất khẩu và tiêu thụ lúa gạo
19/07/2022Trong 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu gạo có sự tăng trưởng cả về sản lượng và giá trị so với cùng kỳ năm trước. Dự báo nhu cầu lương thực trên thế giới và triển vọng xuất khẩu gạo trong những tháng cuối năm vẫn duy trì tốt. Tuy nhiên, chi phí vật tư đầu vào và vận tải tăng cao sẽ tiếp tục đặt ra nhiều khó khăn, thách thức và ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của gạo Việt trên thị trường xuất khẩu. Do đó, cần có những giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu, góp phần thúc đẩy tiêu thụ lúa gạo ở trong nước.
Chuyên đề kinh tế: Vĩnh Long nỗ lực cải thiện PCI
05/07/2022Kết quả PCI 2021 của tỉnh Vĩnh Long đã bị sụt giảm đáng kể về điểm số và thứ hạng, sau 5 năm duy trì ở nhóm đầu của cả nước. Do đó, tỉnh Vĩnh Long cần tiếp tục có những giải pháp quyết liệt hơn trong việc khắc phục những hạn chế, tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh và cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong thời gian tới.
Chuyên đề kinh tế: Vĩnh Long hỗ trợ phát triển thương hiệu mạnh cho doanh nghiệp
21/06/2022Thực hiện Nghị quyết số 05 của Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển thương hiệu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020, tỉnh Vĩnh Long đã triển khai nhiều chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức về thương hiệu và hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu. Đến năm 2020 đã hoàn thành mục tiêu xây dựng bộ tiêu chí bình chọn thương hiệu mạnh trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ có khả năng cạnh tranh cấp vùng và cấp quốc gia, đồng thời hỗ trợ các giải pháp cho doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long xây dựng và phát triển thương hiệu trong thời gian tới.
Chuyên đề kinh tế: Hỗ trợ lãi suất cho sản xuất kinh doanh
07/06/2022Sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng của dịch COVID – 19, các doanh nghiệp đang rất cần sự hỗ trợ về nguồn vốn. Chính phủ vừa ban hành Nghị định 31/2022 về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với các khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh với mức hỗ trợ lãi suất 2%/năm. Đây là chính sách hỗ trợ tín dụng nhằm giảm bớt chi phí, thúc đẩy phục hồi sản xuất kinh doanh.
Chuyên đề kinh tế: Giải pháp cho vay không thế chấp tài sản
31/05/2022Vốn vay là một trong những nguồn lực tài chính mà hầu hết các doanh nghiệp đều cần đến để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng. Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu về năng lực quản trị tài chính và kế hoạch kinh doanh hiệu quả khả thi, trong khi tài sản đảm bảo vẫn còn hạn chế. Do đó, tiếp cận các nguồn vốn vay không thế chấp tài sản là giải pháp phù hợp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa...
Chuyên đề kinh tế: Doanh nghiệp nỗ lực thích ứng biến đổi khí hậu
17/05/2022ĐBSCL là vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Trong những năm gần đây, tình trạng xâm nhập mặn và khô hạn ở ĐBSCL diễn biến ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn, đe dọa nghiêm trọng đến vùng nguyên liệu nông nghiệp và ảnh hướng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, cần có sự hành động từ các cơ quan chức năng, doanh nghiệp, nhà nghiên cứu để có thể tìm ra những giải pháp thích ứng hiệu quả, vừa giảm thiểu những thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra, vừa hạn chế những tác động tiêu cực của hoạt động sản xuất đến môi trường sinh thái.
Chuyên đề kinh tế: Phát triển thị trường cho sản phẩm OCOP
03/05/2022Chương trình Mỗi xã một sản phẩm – OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP đã được hỗ trợ để nâng cao chất lượng, cải tiến bao bì, xây dựng tiêu chuẩn và thương hiệu, xúc tiến thương mại góp phần tăng cường khả năng cạnh tranh và phát triển thị trường. Bên cạnh các kênh phân phối, bán lẻ trực tiếp thì thương mại điện tử cũng đang là kênh bán hàng tiềm năng để phát triển thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm OCOP.
Chuyên đề kinh tế: Vĩnh Long chuyển dịch cơ cấu kinh tế
19/04/2022Tái lập tỉnh vào năm 1992, từ một tỉnh thuần nông, Vĩnh Long từng bước phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và thương mại dịch vụ. Đến năm 2015, kinh tế của Vĩnh Long đã thoát khỏi thế thuần nông và đến cuối năm 2020 đã trở thành tỉnh khá ở khu vực ĐBSCL.
Chuyên đề kinh tế: Hàng Việt phục hồi trong bình thường mới
05/04/2022Các doanh nghiệp hàng Việt đang nỗ lực phục hồi sản xuất và có những giải pháp thích ứng linh hoạt trong điều kiện bình thường mới để tiếp tục chinh phục người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Chuyên đề kinh tế: Du lịch thích ứng bình thường mới
22/03/2022Từ khi thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID – 19 theo Nghị quyết số 128 của Chính phủ, hoạt động du lịch đã từng bước được phục hồi. Xu hướng đi du lịch cũng đã có nhiều thay đổi trong điều kiện bình thường mới.
Chuyên đề kinh tế: Tăng giá xăng dầu ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng
08/03/2022Xăng dầu là loại hàng hoá thiết yếu của nền kinh tế và đời sống sinh hoạt của người dân. Chi phí xăng dầu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên giá thành sản phẩm của hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá và dịch vụ. Giá xăng dầu liên tục tăng và đang ở mức cao trong nhiều năm trở lại đây đang tạo áp lực gia tăng chi phí nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh. Không chỉ tác động làm tăng giá thành sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số giá tiêu dùng – CPI.
Chuyên đề kinh tế: Doanh nghiệp nỗ lực mở rộng thị trường nông sản
22/02/2022Tác động của dịch COVID – 19 tuy vẫn còn ảnh hưởng đến các hoạt động xuất khẩu, nhưng nhiều doanh nghiệp đã có giải pháp để thích ứng và thúc đẩy tiêu thụ nông sản. Ngay từ đầu năm 2022, nhiều đơn hàng xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng đã được thực hiện là tín hiệu tích cực.