Chuyên đề kinh tế: Nâng chất sản phẩm du lịch Vĩnh Long
18/07/2023Sau thời gian bị ảnh hưởng của dịch COVID – 19, ngành du lịch tỉnh Vĩnh Long đã từng bước phục hồi với nhiều tín hiệu tích cực. Lượng khách và doanh thu từ ngành du lịch liên tục tăng trưởng, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tỉnh đã có nhiều giải pháp để nâng cấp cơ sở hạ tầng, tạo ra sản phẩm du lịch mới, tăng cường quảng bá, xúc tiến để thu hút khách du lịch đến với Vĩnh Long. Bên cạnh đó, các cơ sở kinh doanh du lịch cũng đã có nhiều nỗ lực để nâng cấp cơ sở vật chất, cải tiến sản phẩm dịch vụ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của tỉnh.
Chuyên đề kinh tế: Vĩnh Long nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
04/07/2023Trong 6 tháng đầu năm 2023, kinh tế Vĩnh Long tiếp tục duy trì đà tăng trưởng. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh – GRDP ước đạt 18 ngàn 934 tỷ đồng, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mục tiêu đề ra là 8%. Tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 35%, tăng 1,43 điểm % so với cùng kỳ năm trước; tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng là 16,18%, giảm 2,37 điểm %; các ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng là 43,06%, tăng 1,14 điểm % so với cùng kỳ năm trước. Do đó, các cấp, các ngành tiếp tục nỗ lực triển khai các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đạt kết quả tốt nhất trong những tháng cuối năm 2023.
Chuyên đề kinh tế: Phát huy vai trò của hiệp hội doanh nghiệp địa phương
20/06/2023Doanh nghiệp là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Không chỉ giữ vai trò chủ công trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp còn có nhiều đóng góp trong xây dựng cơ chế, chính sách và đảm bảo an sinh xã hội. Bên cạnh các giải pháp, chính sách hỗ trợ của nhà nước thì các tổ chức Hội và Hiệp hội doanh nghiệp của tỉnh Vĩnh Long cũng đang củng cố và phát huy vai trò quan trọng trong việc liên kết thúc đẩy phát triển lực lượng doanh nghiệp của địa phương.
Chuyên đề kinh tế: Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường
06/06/2023Năm 2023, ngoài việc công bố Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI thường niên, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI còn lần đầu tiên công bố Chỉ số Xanh cấp tỉnh, gọi tắt là PGI. Đây là bộ chỉ số đánh giá và xếp hạng chất lượng quản trị môi trường địa phương dưới góc nhìn từ thực tiễn kinh doanh. PGI được xây dựng nhằm thúc đẩy chính quyền các địa phương quan tâm hơn tới phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, cung cấp thông tin cho chính quyền các tỉnh, thành phố trong hoạch định chính sách thu hút đầu tư gắn với phát triển bền vững.
Chuyên đề kinh tế: Vĩnh Long đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công
30/05/20232023 là năm bản lề có ý nghĩa quan trọng để tạo đà hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng kinh tế của giai đoạn 2021 – 2025. Thế nhưng, tăng trưởng kinh tế quý I – 2023 của tỉnh Vĩnh Long chỉ đạt 0,3% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với tăng trưởng GDP bình quân của cả nước là 3,32%. Do đó, tỉnh Vĩnh Long đang tập trung triển khai các giải pháp thúc đẩy phục hồi sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ triển khai và giải ngân vốn đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu kế hoạch của năm nay.
Chuyên đề kinh tế: Đánh giá PCI 2022 của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
16/05/2023Kết quả Báo cáo PCI 2022 cho thấy điểm số và thứ hạng của các địa phương vùng ĐBSCL đã phân tán chứ không còn hội tụ ở tốp trên như những năm trước đây. Xu hướng cải thiện chất lượng điều hành kinh tế vẫn được duy trì nhưng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của nhiều địa phương vùng ĐBSCL lại giảm mạnh.
Chuyên đề kinh tế: Nhu cầu lao động của doanh nghiệp Vĩnh Long
02/05/2023Với những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, xúc tiến mời gọi đầu tư, tỉnh Vĩnh Long đã thu hút và triển khai được nhiều dự án của các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong và ngoài nước. Theo đó, nhu cầu lao động của các doanh nghiệp và nhà đầu tư trên địa bàn cũng ngày càng tăng. Cùng với các chính sách hỗ trợ đào tạo và cung ứng nguồn lao động của các cơ quan chức năng địa phương, các doanh nghiệp cũng có các chính sách đãi ngộ, thực hiện phúc lợi đầy đủ để thu hút và giữ chân người lao động, đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh ổn định.
Chuyên đề kinh tế: Nâng tầm chuỗi giá trị tôm Việt
18/04/2023Những năm qua, ngành tôm Việt Nam liên tục tăng trưởng về diện tích, sản lượng và giá trị xuất khẩu. Sản xuất tôm đã có nhiều đổi mới và phát triển, đặc biệt là tăng cường ứng dụng các công nghệ mới vào nuôi tôm để nâng cao năng suất, sản lượng và thích ứng với biến đổi khí hậu. Dù vậy, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam vẫn còn hạn chế và ngành hàng này vẫn còn đối mặt nhiều khó khăn, thách thức. Do đó, cần phải nâng tầm chuỗi giá trị để sản phẩm tôm Việt gia tăng được sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.
Chuyên đề kinh tế: Doanh nghiệp ĐBSCL nỗ lực vượt khó
04/04/2023Năm 2023, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức đan xen do những ảnh hưởng của biến động kinh tế thế giới và trong nước. Bên cạnh những khó khăn, thì cũng có những tín hiệu phục hồi tích cực và cơ hội mới từ thị trường, cùng với những lạc quan khi môi trường kinh doanh đang được cải thiện. Trong bối cảnh đó, không ít doanh nghiệp ở ĐBSCL đang nỗ lực vượt qua khó khăn, chủ động tiếp cận thị trường để tìm kiếm và nắm bắt những cơ hội kinh doanh mới.
Chuyên đề kinh tế: Liên kết phát triển giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long
21/03/2023Vấn đề liên kết, hợp tác giữa TP.HCM và các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL giữ vai trò hết sức quan trọng và là một yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Liên kết sẽ giúp cho việc khai thác các tiềm năng, thế mạnh và sử dụng các nguồn lực sẵn có của toàn Vùng hiệu quả hơn. Ngoài ra, liên kết sẽ tạo ra quy mô kinh tế và năng lực cạnh tranh cao hơn, mạnh hơn trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng địa phương. Với tinh thần đó, trong thời gian qua, các tỉnh, thành trong vùng đã tích cực phối hợp với TP.HCM triển khai nhiều hoạt động liên kết, hợp tác phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Chuyên đề kinh tế: Triển vọng thị trường xuất khẩu trái cây
07/03/2023Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong năm 2022 đạt gần 3,37 tỷ đô la Mỹ, với những điểm nổi bật từ việc mở cửa thị trường cho nhiều mặt hàng trái cây tươi. Trong đó, các mặt hàng sầu riêng, chuối, chanh dây đã được ký kết Nghị định thư xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc; hay như bưởi là loại trái cây thứ 7 của Việt Nam được cấp phép xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, sau trái xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm và vú sữa. Bên cạnh đó, trái bưởi và chanh cũng đã được cấp phép xuất khẩu vào New Zealand, trái nhãn tươi được cấp phép xuất khẩu vào Nhật Bản,… Cùng với những tín hiệu tích cực từ việc mở cửa thị trường, các cơ quan chuyên môn và doanh nghiệp cũng đang nỗ lực để tận dụng các cơ hội thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu trái cây trong năm 2023.
Chuyên đề kinh tế: Phát triển sản phẩm OCOP Vĩnh Long
21/02/2023Kết quả đánh giá, phân hạng và cấp chứng nhận sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP của tỉnh Vĩnh Long năm 2022, có tổng cộng 41 sản phẩm của 31 chủ thể. Trong đó, có 2 sản phẩm của 1 chủ thể được đánh giá, phân hạng 5 sao; 10 sản phẩm của 9 chủ thể được đánh giá, phân hạng 4 sao và đạt 3 sao có 29 sản phẩm của 21 chủ thể. Đến nay, tỉnh Vĩnh Long đã có tổng cộng 107 sản phẩm OCOP của 67 chủ thể đạt từ 3 sao trở lên. Chương trình OCOP của tỉnh đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các chủ thể tham gia, góp phần phát triển sản phẩm đặc trưng và kinh tế xã hội của địa phương.
Chuyên đề kinh tế: Xuất khẩu nông sản đầu năm mới
07/02/2023Năm 2022, nhiều mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu sụt giảm so với năm trước, nhưng đã bắt đầu phục hồi tăng trưởng trong giá trị xuất khẩu ngay trong tháng đầu năm mới. Năm vừa qua, ngành Nông nghiệp đã tiếp tục ký kết và mở cửa thị trường xuất khẩu cho nhiều loại nông sản vào các thị trường tiềm năng. Thị trường tiêu thụ nông sản lớn của Việt Nam là Trung Quốc cũng đã mở cửa trở lại sau thời gian siết chặt kiểm soát dịch COVID – 19. Các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng đang nỗ lực để tận dụng các cơ hội mở cửa thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong năm 2023.
Chuyên đề kinh tế: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế địa phương
31/01/2023Kinh tế Vĩnh Long trong năm 2022 đã có sự phục hồi tăng trưởng mạnh mẽ, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế trong năm 2023. Hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp đã phục hồi. Công tác xúc tiến và thu hút đầu tư mới cũng đạt được nhiều kết quả nổi bật. Nhiều doanh nghiệp tiếp tục mở rộng hoạt động đầu tư kinh doanh và nhiều dự án mới cũng được triển khai trong năm 2023 sẽ góp phần tạo ra thêm động lực mới cho tăng trưởng kinh tế của địa phương.
Chuyên đề kinh tế: Doanh nghiệp Vĩnh Long nỗ lực vượt khó
17/01/2023Năm 2022 vừa qua, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chung sức, đồng lòng của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trong thực hiện các giải pháp phục hồi kinh tế, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Long đã đạt được nhiều kết quả tích cực, khá toàn diện trên các lĩnh vực. Có 20/21 chỉ tiêu kinh tế - xã hội thực hiện đạt và vượt kế hoạch đề ra. Trong đó, đa số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực vượt qua khó khăn, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần quan trọng thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Chuyên đề kinh tế: Kinh tế Vĩnh Long phục hồi sau đại dịch
03/01/2023Năm 2022 vừa qua là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng khôi phục tăng trưởng kinh tế và thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021 – 2025. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chung sức, đồng lòng của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp đã giúp kinh tế Vĩnh Long có sự hồi phục mạnh mẽ sau đại dịch để đạt được mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 11 năm qua. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để tỉnh Vĩnh Long tiếp tục phấn đấu đạt được các chỉ tiêu kinh tế trong năm 2023 và thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2021 – 2025.
Chuyên đề kinh tế: Phát triển kinh tế xanh
20/12/2022Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu tác động và ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu, đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Do đó, Việt Nam đã và đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp để thực thi các cam kết về chống biến đổi khí hậu và chuyển đổi sang nền kinh tế xanh.
Chuyên đề kinh tế: Chủ động nâng chất lượng liên kết
06/12/2022Mekong Connect là Diễn đàn kinh tế thường niên vùng ĐBSCL được thực hiện từ năm 2015, từ sáng kiến của Mạng lưới liên kết cấp vùng ABCD Mekong là An Giang - Bến Tre - Cần Thơ - Đồng Tháp và sau đó có thêm thành phố Hồ Chí Minh tham gia từ năm 2021. Mekong Connect 2022 với chủ đề “Chủ động nâng chất lượng liên kết, tích hợp để phát triển bền vững”, nhằm tìm ra giải pháp để tạo động lực mới cho kinh tế của địa phương và toàn vùng bứt phá trong giai đoạn mới sau đại dịch Covid-19, đồng thời phát triển bền vững theo đúng chủ trương, định hướng mà các Nghị quyết của Đảng và Chính phủ đã ban hành, trong đó trọng tâm là quy hoạch tích hợp vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Chuyên đề kinh tế: Sức bật kinh tế đồng bằng từ dấu ấn Thủ tướng Võ Văn Kiệt
22/11/2022Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt – Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Người đã đề ra nhiều chủ trương, quyết sách để thực hiện các công trình, dự án trọng điểm ở vùng ĐBSCL giúp khai mở tiềm năng và tạo ra sức bật mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Từ một vùng đất còn nhiều khó khăn, ĐBSCL đã từng bước chuyển mình trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm về sản xuất lương thực, thuỷ sản, trái cây, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thuỷ sản của cả nước.
Chuyên đề kinh tế: Khoa học công nghệ thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững
08/11/2022Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển nông nghiệp vùng ĐBSCL đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, tác động của biến đổi khí hậu và yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng của thị trường hội nhập cũng đang đặt ra nhiều thách thức đối với tăng trưởng sản xuất và nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp. Do đó, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ là giải pháp để biến thách thức thành cơ hội, tạo ra động lực tăng trưởng mới thông qua nâng cao hiệu quả và giá trị gia tăng cho nông sản, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.