Bên cạnh các mặt tích cực, vấn đề quản lý người di cư tự do cũng gây không ít tranh luận. Ông Trần Thanh Phong, Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh An Giang, nhận định: “Tại một số địa phương, tôi nhận thấy tình trạng di dân chủ yếu do tự phát. Lâu nay chúng ta đã thả nổi vấn đề quản lý xã hội khiến môi trường bị tàn phá nặng nề. Theo tôi, Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH nên đưa vấn đề ra bình luận trên bình diện rộng, phải lấy ý kiến từ cơ sở, mở diễn đàn để lắng nghe con em chúng ta nói”.

Đồng tình, ông Trần Văn Mứng (Ban Văn hóa-Xã hội tỉnh Kiên Giang) cho rằng đã đến lúc QH ban hành chính sách về vấn đề di dân chứ không thể thả nổi mãi được. Còn ông Nguyễn Quang Huấn (Vụ Địa phương – Văn phòng II Trung ương Đảng) đề nghị: “Chính sách vĩ mô của vấn đề di dân là đào tạo nguồn nhân lực. Chúng ta phải tính tới 10 năm hay 20 năm nữa có thể cạnh tranh nguồn nhân lực với các nước trong khu vực. Vấn đề phải quan tâm nữa là đời sống của con em công nhân ở các khu công nghiệp sẽ như thế nào? Chính sách di dân đến các địa bàn thưa dân ra sao?”.

Bà Nguyễn Thị Hoài Thu, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH, kiến nghị: “Ủy ban cần có báo cáo thuyết trình về thực trạng di dân và đề xuất chính sách liên quan để đưa vấn đề di dân vào luật”.

Theo Pháp luật TPHCM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *