Nông nghiệp bền vững: Phát triển bền vững nghề nuôi động vật hoang dã
24/04/2023Nuôi động vật hoang dã với những loài mới lạ, được thị trường đánh giá cao, hứa hẹn là mô hình sản xuất tiềm năng. Song, đối với những bà con mới bắt đầu nên chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt thị trường, kỹ thuật chăm sóc, điều kiện cần thiết khác để có thể triển khai mô hình đạt hiệu quả như mong đợi.
Nông nghiệp bền vững: Tiêu chuẩn kỹ thuật cho mã số vùng trồng khoai lang
17/04/2023Mã số vùng trồng trên cây khoai lang là mã định danh cho vùng canh tác nhằm theo dõi, kiểm soát tình hình sản xuất, kiểm soát sinh vật gây hại và đặc biệt là truy xuất nguồn gốc củ khoai.
Nông nghiệp bền vững: Giải pháp kỹ thuật đầu vụ lúa Hè Thu
10/04/2023Hiện tại tỉnh Vĩnh Long đang bước vào giai đoạn xuống giống lúa Hè Thu chính vụ. Nhiều khu vực có điều kiện canh tác khó khăn cũng đã kịp thời tranh thủ nguồn nước để gieo sạ. Nắng nóng, khô hạn làm cho cỏ dại phát triển mạnh, khó phòng trị làm gia tăng chi phí phun xịt. Việc chuẩn bị đất đầu vụ còn nhiều hạn chế nên cây lúa không phát triển tốt. Do đó, cần có giải pháp chăm sóc hiệu quả, giúp lúa tăng cường sức chống chịu ngay từ giai đoạn đầu tạo tiền đề đạt năng suất cao.
Nông nghiệp bền vững: Nâng chất mối liên kết sản xuất tiêu thụ lúa gạo
03/04/2023Thị trường tiêu thụ lúa gạo đang có những tín hiệu tích cực. Tổ chức sản xuất tốt, đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu sẽ góp phần tạo nên hệ sinh thái ngành hàng lúa gạo bền vững, giá trị.
Nông nghiệp bền vững: Đột phá mô hình thích ứng biến đổi khí hậu
27/03/2023Sau hai đợt hạn mặn lịch sử trong năm 2016 và 2020, các chuyên gia đã khẳng định phương thức canh tác tôm lúa là mô hình thích ứng hiệu quả ở các địa phương ven biển vùng ĐBSCL. Với sự hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, thu hút doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu, và đặc biệt là sự tham gia tích cực của bà con nông dân, đến nay mô hình tôm lúa đã có những bước phát triển mới, hình thành chuỗi giá trị bền vững theo định hướng quy hoạch phát triển bền vững của vùng.
Nông nghiệp bền vững: Thúc đẩy liên kết sản xuất tiêu thụ sầu riêng
20/03/2023Lợi nhuận kinh tế cao, thị trường rộng mở là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến diện tích sầu riêng tăng trưởng nóng như hiện nay. Ngành nông nghiệp lo lắng khi diện tích tăng, nguy cơ cung vượt cầu, trúng mùa mất giá sẽ tái diễn. Vì vậy, tổ chức sản xuất tốt, liên kết tiêu thụ bài bản là một trong những hướng ra của ngành hàng sầu riêng.
Nông nghiệp bền vững: Canh tác cam sành theo hướng bền vững
13/03/2023Tình trạng cam sành bị suy kiệt, trái méo mó, lá nhỏ vàng thiếu dinh dưỡng thế này đang rất phổ biến ở vùng trồng cam sành thuộc huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Điều này bộc lộ hạn chế mà phương pháp thâm canh cam sành trên nền đất lúa với mật độ cao. Vì vậy, rất cần những giải pháp canh tác cam sành bền vững.
Nông nghiệp bền vững: Sử dụng hiệu quả và bền vững đất nông nghiệp
06/03/2023Hiện nay, tình hình thâm canh cao, đẩy mạnh tăng trưởng về năng suất và sản lượng nông sản trong thời gian dài đã gây ra nhiều ảnh hưởng đến hệ sinh thái đất, tìm ẩn các nguy cơ gây thiệt hại kinh tế cho bà con nông dân. Do đó, tăng cường các giải pháp cải tạo, phục hồi độ phì nhiêu cho đất trồng là điều hết sức cần thiết, góp phần hạn chế sự suy thoái đất, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững trong canh tác nông nghiệp.
Nông nghiệp bền vững: Nâng chất mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp
27/02/2023Cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng giá trị, tiếp cận thị trường nhất thiết phải tổ chức sản xuất theo mô hình liên kết. Người nông dân không thể hoạt động riêng lẻ mà phải tham gia kinh tế tập thể - mà cụ thể là các HTX nông nghiệp. Thời gian qua, nhiều HTX nông nghiệp đã thể hiện vai trò quan trọng trong cải thiện hiệu quả sản xuất, tiêu thụ nông. Song, quá trình phát triển kinh tế hợp tác vẫn còn nhiều trăn trở, cần được nhìn nhận và thay đổi trong thời gian tới.
Nông nghiệp bền vững: Nuôi tôm siêu thâm canh 4.0
20/02/2023Những giải pháp từ công nghệ 4.0 góp phần tạo nên những bước đột phá mới cho nghề nuôi tôm nước lợ siêu thâm canh, ngành hàng chủ lực trong định hướng phát triển của vùng ĐBSCL. Không chỉ giúp gia tăng hiệu quả cho người nuôi, đây còn là cách để quảng bá hình ảnh của ngành tôm Việt Nam trên thị trường thế giới, góp phần đạt được mục tiêu chiến lược phát triển bền vững, hướng tới mốc phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD vào năm 2025.
Nông nghiệp bền vững: Phát triển thị trường cho vùng tôm lúa
13/02/2023Xâm nhập mặn là một trong những biểu hiện rõ nét của sự thay đổi thời tiết, thủy văn ở ĐBSCL. Trong tư duy phát triển thuận thiên, thì mối nguy xâm nhập mặn cũng là cơ hội để phát triển nông nghiệp ĐBSCL theo hướng giá trị, bền vững. Và câu chuyện phát triển về lượng, lẫn chất của các mô hình tận dụng tối đa nguồn tài nguyên mặn, lợ là minh chứng cho vấn đề này.
Nông nghiệp bền vững: Ổn định thu nhập người trồng lúa
06/02/2023Thu nhập từ cây lúa thấp, thiếu ổn định là nguyên nhân chính thúc đẩy người nông dân chuyển đổi sang cây trồng khác, ngay cả ở những khu vực không có kế hoạch chuyển đổi. Vì vậy, muốn giữ đất lúa thì nhất thiết phải giúp bà con tăng lợi nhuận, để cây lúa thật sự hấp dẫn người nông dân. Hiện nay, Chính phủ ngành nông nghiệp đã có nhiều giải pháp hướng đến mục tiêu trên.
Nông nghiệp bền vững: Sản xuất nông nghiệp giảm phát thải khí nhà kính
30/01/2023Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế vùng ĐBSCL, trọng tâm là lĩnh vực nông nghiệp. Vừa qua, Bộ NN&PTNT đã tổ chức Diễn đàn Mekong-Startup lần 1 năm 2022 với chủ đề: "Nông nghiệp hiện đại – tuần hoàn – phát thải thấp". Mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, doanh nghiệp tại ĐBSCL về biến đổi khí hậu, giảm phát thải, xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.
Nông nghiệp bền vững: Chuyển đổi để nâng giá trị trên đất lúa
16/01/2023Nghị quyết 120 Chính phủ xác định ĐBSCL phát triển các sản phẩm chiến lược theo ba trọng tâm: Thủy sản, trái cây và lúa gạo theo hướng tăng tỷ trọng thủy sản, trái cây và giảm lúa gạo. Theo định hướng trên, diện tích lúa toàn khu vực đang có xu hướng giảm. Tuy nhiên, ở từng nơi với những đặc thù riêng thì câu chuyện giảm diện tích đất lúa cần có những giải pháp phù hợp, nhằm vừa nâng chất đời sống người nông dân, đồng thời, vẫn đảm bảo vấn đề an ninh lương thực.
Nông nghiệp bền vững: Cần đầu ra bền vững cho các loại cây trồng chủ lực ĐBSCL
09/01/2023Việc chuyển từ cây lúa sang cây trồng khác với mục tiêu chính là nâng giá trị trên đơn vị diện tích đất cho người nông dân. Và để đạt được mục tiêu này thì bên cạnh việc lên kế hoạch sản xuất thì rất cần sự chuẩn bị cho thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm.
Nông nghiệp bền vững: Phát triển nông nghiệp đô thị
03/01/2023Hiện nay mô hình nông nghiệp đô thị đang ngày càng phát triển ở các địa phương. Tận dụng các vùng không gian trống trong khu vực đô thị và lân cận để canh tác nông nghiệp giúp sản phẩm nông sản làm ra được tiêu thụ tại chỗ. Góp phần giảm chi phí bảo quản và vận chuyển, tỷ lệ sản phẩm bị hư hao trong quá trình vận chuyển thấp. Từ đó, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện thu nhập trên đơn vị diện tích cho bà con nông dân.
Nông nghiệp bền vững: Chuyển đổi cây trồng trên đất lúa - Cần giải pháp bền vững
26/12/2022Phong trào chuyển đổi cây trồng trên đất lúa đang diễn ra mạnh mẽ ở ĐBSCL. Dù chuyển đổi đúng với định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Song, thực tiễn chọn lựa cây trồng khác thay thế lúa ở nhiều địa phương đang tồn tại nhiều bất cập.
Nông nghiệp bền vững: Tận dụng phế phụ phẩm trong nông nghiệp tuần hoàn
19/12/2022Nguồn phụ phẩm trong nông nghiệp còn rất lớn và đa dạng, và là tiềm năng phát triển kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên, để hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn phát triển hơn nữa, thì cần những giải pháp đồng bộ từ chính sách đến công nghệ.
Nông nghiệp bền vững: Công tác khuyến nông trong bối cảnh mới
12/12/2022Nông nghiệp đang đứng trước nhiều thách thức như sản xuất khó khăn do biến đổi khí hậu, trong khi thị trường tiêu thụ thì biến động liên tục. Cần thiết nhất hiện nay là trang bị cho người nông dân những kỹ năng, kiến thức nhằm thích ứng với bối cảnh trên. Để làm được điều này, công tác khuyến nông, hỗ trợ người nông dân sản xuất, mua bán cũng cần có những chuyển biến phù hợp.
Nông nghiệp bền vững: Nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu cho hợp tác xã nông nghiệp
05/12/2022Thực hiện kế hoạch triển khai "Đề án nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu của hợp tác xã nông nghiệp vùng ĐBSCL giai đoạn 2021-2025", Bộ NN & PTNT đã triển khai nhiều hoạt động, tập trung hỗ trợ các giải pháp giúp phát triển HTX, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu qua những mô hình hiệu quả, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.