Chuyên đề kinh tế: Chính sách tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp
31/08/2021Cùng với các chính sách hỗ trợ kịp thời của Chính phủ, ngành Ngân hàng đang ứng biến linh hoạt trong việc đưa ra các gói hỗ trợ để phần nào chia sẻ những khó khăn, giúp các doanh nghiệp vượt qua đại dịch.
Chuyên đề kinh tế: Tháo gỡ khó khăn cho tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi
24/08/2021Từ khi dịch bệnh COVID – 19 tái bùng phát đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp nói chung, trong đó có các sản phẩm chăn nuôi, như heo, gia cầm, trứng,... Các sản phẩm này cũng rơi vào tình trạng ứ đọng do những khó khăn trong hoạt động giết mổ và tiêu thụ sản phẩm. Do đó, cần sớm có những giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động chăn nuôi, góp phần duy trì chuỗi sản xuất và cung ứng thịt cho thị trường ổn định.
Chuyên đề kinh tế: Giải pháp bình ổn giá thị trường
17/08/2021Thời gian gần đây, các sản phẩm có xu hướng đồng loạt tăng giá tại điểm cuối. Và vẫn chưa có tín hiệu chửng lại, nhất là đối với những sản phẩm thiết yếu, như lương thực, thực phẩm chế biến, và vật tư đầu vào dành phục vụ sản xuất nông nghiệp. Dịch bệnh đang gây khó khăn cho toàn xã hội, theo đó đại đa số người dân bị giảm thu nhập, nhưng lại phải chi tiêu cho những loại hàng hóa đắt đỏ. Những giải pháp giúp bình ổn giá trong lúc này là cần thiết để tính đến câu chuyện xa hơn - “sống chung với dịch COVID - 19”.
Chuyên đề kinh tế: Xuất khẩu nông sản trong điều kiện dịch bệnh
10/08/2021Dịch bệnh COVID – 19 đã và đang có nhiều tác động đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu nông sản và làm cho đầu ra của các mặt hàng nông sản đang vào vụ thu hoạch gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, cần nhanh chóng có giải pháp tháo gỡ những vướng mắc cho việc lưu thông và xuất khẩu nông sản, tạo điều kiện để duy trì hoạt động sản xuất của bà con nông dân.
Chuyên đề kinh tế: Giao hàng mua bán trực tuyến
03/08/2021Dịch bệnh nguy hiểm dẫn đến giãn cách xã hội. Rất nhiều hoạt động bị tạm dừng, để tránh tập trung đông người và tiếp xúc trực tiếp. Thay vào đó bằng các giải pháp làm việc trực tuyến. Trong đó, hình thức mua bán trực tuyến ngày càng trở nên thông dụng. Những dịch vụ cung ứng hàng hóa, như vận chuyển, giao hàng... cần được duy trì để giải pháp thương mại điện tử không bị đứt gãy.
Chuyên đề kinh tế: Cung ứng hàng tiêu dùng thiết yếu trong điều kiện giãn cách xã hội
27/07/2021Trước những diễn biến hết sức phức tạp của đại dịch COVID – 19, các tỉnh thành khu vực phía Nam đã và đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính Phủ. Việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh ở mức độ cao nhất trên diện rộng cũng đặt ra yêu cầu phải đảm bảo hoạt động sản xuất và cung ứng hàng hóa tiêu dùng thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống của người dân trong suốt thời gian giãn cách xã hội.
Chuyên đề kinh tế: Doanh nghiệp địa phương tiếp sức mùa dịch
20/07/2021Dịch bệnh gây nhiều khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, nhưng đối với nhiều doanh nghiệp, HTX tham gia sản xuất - kinh doanh những mặt hàng thiết yếu, ít bị tổn thương hơn có điều kiện tiếp sức cho những hoàn cảnh khó khăn. Đây là hành động đẹp, thể hiện tinh thần tương thân tương ái, một truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam, trong đó có người dân Vĩnh Long.
Chuyên đề kinh tế: Cần có giải pháp tiêu thụ nông sản bền vững
13/07/2021Mặc dù phải chịu tác động mạnh từ đại dịch COVID – 19, nhưng giá trị xuất khẩu của ngành nông nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2021 vẫn đạt mức tăng trưởng cao. Tuy nhiên, không ít mặt hàng nông sản cũng lại tiếp tục rơi vào tình trạng ách tắc đầu ra khi vào vụ thu hoạch. Do đó, cần có những giải pháp để tiêu thụ nông sản ổn định và bền vững hơn, nhất là việc tăng cường thúc đẩy chế biến và bảo quản nông sản.
Chuyên đề kinh tế: Xúc tiến thương mại trực tuyến cho sản phẩm địa phương
06/07/2021Dịch bệnh COVID – 19 diễn biến phức tạp, khiến cho các doanh nghiệp địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc tìm đối tác để kết nối, bán hàng, tiêu thụ sản phẩm. Trước tình hình đó, việc tăng cường xúc tiến thương mại trực tuyến đã được các doanh nghiệp địa phương đặc biệt quan tâm.
Chuyên đề kinh tế: Thúc đẩy sản xuất kinh doanh thân thiện môi trường
29/06/2021Thời gian qua, bên cạnh việc tăng cường thu hút đầu tư các dự án sản xuất công nghiệp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế, tỉnh Vĩnh Long cũng rất quan tâm và thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chuyên đề kinh tế: Thuế điện tử và những tiện ích
22/06/2021Để thích ứng với tình hình mới, nhằm tăng cường các giao dịch công trực tuyến, mới đây, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
Chuyên đề kinh tế: Doanh nghiệp nỗ lực thực hiện mục tiêu kép
15/06/2021Tình hình dịch bệnh COVID – 19 diễn biến phức tạp đã gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất- kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp địa phương đang nỗ lực để thực hiện “mục tiêu kép”: vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả, vừa duy trì sản xuất- kinh doanh.
Chuyên đề kinh tế: Dịch vụ ngân hàng số - Doanh nghiệp chuyển đổi số
08/06/2021Với những tiến bộ của công nghệ thông tin, câu chuyện chuyển đổi số được thực hiện hầu hết trên các lĩnh vực. Trong đó, có lĩnh vực tài chính ngân hàng. Thay vì khách hàng phải đến trực tiếp tại quầy của ngân hàng để thực hiện các giao dịch như: nạp tiền, chuyển tiền, vạy nợ, thanh toán hóa đơn, gửi tiết kiệm, mua bảo hiểm,... thì sự xuất hiện của Ngân hàng số sẽ giúp khách hàng thực hiện tất cả các giao dịch nói trên bằng hình thức trực tuyến thông qua các thiết bị thông minh kết nối mạng internet. Dịch vụ ngân hàng số ra đời giải quyết nhiều vấn đề mới phát sinh, liên quan đến thanh toán, tài chính và tiền tệ.
Chuyên đề kinh tế: Vĩnh Long cải thiện PCI để thu hút đầu tư
01/06/2021Từ năm 2016 đến nay, thứ hạng PCI của Vĩnh Long được duy trì liên tục ở tốp đầu của cả nước, với chất lượng điều hành kinh tế thuộc nhóm tốt và rất tốt. Qua đó, giúp Vĩnh Long có được những kết quả tích cực trong việc thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp.
Chuyên đề kinh tế: Vốn cho khởi nghiệp
25/05/2021Khi bước vào con đường kinh doanh, điều băn khoăn đầu tiên khiến các start-up đau đầu nhất chính là nguồn vốn. Tìm nguồn vốn ở đâu và sử dụng thế nào cho hiệu quả là những câu hỏi không dễ trả lời, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trong sản xuất - kinh doanh hiện nay.
Chuyên đề kinh tế: Nâng cao năng lực xuất khẩu xoài
18/05/2021Giá trị XK xoài của Việt Nam năm 2020 đạt trên 180 triệu USD, chiếm khoảng 1,5% giá trị XK xoài của thế giới. Trung Quốc là thị trường XK xoài lớn nhất, chiếm gần 84% kim ngạch. Cần có giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng XK xoài vào các thị trường khó tính hơn, góp phần nâng cao giá trị cho trái xoài.
Chuyên đề kinh tế: Thúc đẩy chế biến tạo giá trị gia tăng cho nông sản
11/05/2021Việt Nam hiện là cường quốc XK nông sản, thứ 2 ĐNÁ, 15 thế giới nhưng phần lớn nông sản xuất khẩu thô hoặc sơ chế nên giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, cần phải có giải pháp định hướng quy hoạch vùng trồng, tổ chức SX nguyên liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng cho chế biến, tạo điều kiện thu hút dự án đầu tư công nghệ chế biến hiện đại, góp phần giải quyết vấn đề đầu ra và gia tăng giá trị cho nông sản.
Chuyên đề kinh tế: Giải pháp phát triển thị trường nông sản
04/05/2021XK nông sản từ 2015 đến nay luôn duy trì tăng trưởng từ 5 đến 7% mỗi năm. Nông sản Việt đã có ở hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhiều mặt hàng XK giá trị hàng tỷ USD. Tuy nhiên, tình trạng được mùa mất giá, giải cứu nông sản vẫn như điệp khúc được lặp lại thường xuyên. Nhu cầu tiêu thụ nông sản ở trong nước và XK ngày càng tăng, đòi hỏi tiêu chuẩn và chất lượng cũng ngày càng cao.
Chuyên đề kinh tế: Sản xuất sản phẩm "thông minh" trong chuyển đổi số
27/04/2021Ngày nay, sản phẩm đến tay người tiêu dùng càng tiện dụng thì càng dễ được người tiêu dùng lựa chọn. Bên cạnh sự tiện ích về công năng sử dụng, sản phẩm còn phải được tích hợp công nghệ số để truy xuất, minh bạch thông tin. Một sản phẩm thông minh thế hệ mới phải hội đủ các điều kiện mà người tiêu dùng đòi hỏi, càng ứng dụng nhiều công nghệ càng làm cho sản phẩm thông minh hơn.
Chuyên đề kinh tế: Nâng tầm giá trị tôm Việt
20/04/2021Ngành tôm đã được Chính phủ xác định là một trong những ngành hàng phát triển mang tính chiến lược của nền kinh tế. Theo đó, mục tiêu phát triển ngành tôm Việt Nam trở thành ngành công nghiệp sản xuất lớn, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái; nâng cao chất lượng, giá trị, hiệu quả sản xuất, và sức cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam, mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế đất nước.