Cụ thể, những thí sinh không theo học hết chương trình ngoại ngữ THPT hiện hành hoặc nơi học có giáo viên dạy môn ngoại ngữ thiếu hoặc chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo, năng lực dạy học yếu; việc thực hiện chương trình không liên tục; học sinh là người dân tộc thiểu số, khả năng tiếp thu ngoại ngữ yếu hoặc do chuyển trường nên phải học đổi môn ngoại ngữ; các điều kiện về trang thiết bị dạy học, thực hành chưa đáp ứng yêu cầu dạy – học… thì được thay thế bằng môn Vật lý (theo hình thức trắc nghiệm).

Ông Trần Văn Kiên, Cục phó Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ GD-ĐT, cho biết, căn cứ vào điều kiện khó khăn của việc dạy học môn ngoại ngữ, Giám đốc Sở GD-ĐT có quyền quyết định thí sinh dự thi môn ngoại ngữ hay thi môn vật lý thay thế.

Theo ông Kiên, đề thi ngoại ngữ chỉ có hai đề, chương trình 7 năm và chương trình ba năm. Thí sinh chỉ được phép chọn môn thi thay thế hoặc là không, chứ không được chọn làm một trong hai đề ngoại ngữ. Cụ thể, thí sinh học chương trình ngoại ngữ nào (7 năm hoặc ba năm) thì phải làm đề thi dành cho chương trình đó.

Theo Đất Việt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *