Các nhà nghiên cứu của Đại học Stockholm, Thụy Điển, mới đây cho biết đã lần đầu tiên phục hồi được ARN – vật liệu di truyền có trong tất cả các tế bào sống có cấu trúc tương tự ADN – từ da và cơ khô của một con hổ Tasmania, loài vật đã tuyệt chủng.

Ảnh minh họa

Nhóm nghiên cứu đã giải trình tự các phân tử ARN từ mẫu da và cơ khô của hổ Tasmania được bảo quản từ cách đây 130 năm tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thụy Điển. Từ đó, nhóm đã tái tạo lại ARN của da và cơ xương của loài hổ này.

Hổ Tasmania trông giống chó sói, có thêm những sọc trên lưng. Loài hổ này được cho là đã tuyệt chủng từ năm 1936 khi cá thể cuối cùng chết trong tình trạng nuôi nhốt ở bang Tasmania, Australia. ARN là một phân tử được sử dụng để truyền tải thông tin từ bộ gen đến phần còn lại của tế bào. Theo các nhà khoa học, khả năng phục hồi ARN từ các loài đã tuyệt chủng đánh dấu một bước tiến hướng đến việc hồi sinh các loài đã tuyệt chủng trong tương lai./.

Tuấn An

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *