Nông nghiệp bền vững: Nâng chất lượng bưởi da xanh theo yêu cầu thị trường
04/12/2023Bưởi là một trong 14 nhóm cây trồng chủ lực được ngành nông nghiệp xác định cần tập trung phát triển từ nay đến năm 2050. Hiện nay, thị trường tiêu thụ bưởi đang ngày càng được mở rộng, trong đó có xuất khẩu khẩu sang nhiều quốc gia như Mỹ, Châu Âu. Và bưởi da xanh hiện được thị trường rất chuộng, vì vậy việc nâng mẫu mã chất lượng loại trái cây này là việc làm quan trọng; giúp bà con nâng giá trị trái bưởi, tăng thu nhập từ loại trái cây đặc sản này.
Nông nghiệp bền vững: Tổ khuyến nông cộng đồng kết nối sản xuất và thị trường
26/06/2023Thực tiễn phát triển kinh tế nông nghiệp hiện nay đặt ra yêu cầu công tác khuyến nông cần có những thay đổi phù hợp nhằm hỗ trợ tối đa cho người nông dân. Trước yêu cầu trên, Trung tâm Khuyến nông quốc gia xây dựng các mô hình khuyến nông cộng đồng ở các địa phương để thực hiện mục tiêu chuyển giao khoa học kỹ thuật vừa cùng bà con tiếp cận thị trường, sản xuất ổn định.
Góc nhìn sự thật: Khoai lang Bình Tân rớt giá sự thật về đời sống người dân
29/07/2022Huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long là vùng chuyên canh khoai lang lớn nhất miền Tây. Cũng từ cây khoai lang, nhiều hộ nông dân ở huyện Bình Tân đã phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Qua đó góp phần cải thiện tiêu chí thu nhập, nâng cao thu nhập bình quân đầu người, giúp địa phương hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Tuy nhiên 2 năm qua, cũng giống như nhiều loại nông sản khác, giá khoai lang duy trì ở mức thấp, thị trường tiêu thụ khó khăn đã ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của một bộ phận nông dân. Gần đây có nhiều thông tin thiếu khách quan, nhất là thông tin trên mạng xã hội, cho rằng khoai lang Bình Tân rớt giá, làm cho đời sống người dân khó khăn đến mức phải bỏ ruộng, bán đất. Chương trình "Góc nhìn sự thật" tuần này sẽ phản ánh sự thật về việc sản xuất và đời sống của nông dân trồng khoai ở Bình Tân...
Chuyên đề kinh tế: Phát triển thị trường cho sản phẩm OCOP
03/05/2022Chương trình Mỗi xã một sản phẩm – OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP đã được hỗ trợ để nâng cao chất lượng, cải tiến bao bì, xây dựng tiêu chuẩn và thương hiệu, xúc tiến thương mại góp phần tăng cường khả năng cạnh tranh và phát triển thị trường. Bên cạnh các kênh phân phối, bán lẻ trực tiếp thì thương mại điện tử cũng đang là kênh bán hàng tiềm năng để phát triển thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm OCOP.
Chuyện hôm nay: Phân bón tăng giá - cần giải pháp bình ổn
10/09/2021Sản xuất nông nghiệp đang đối mặt với rất nhiều khó khăn. Trong khi giá cả nhiều nông sản bị sụt giảm thì chi phí đầu vào, đặc biệt là giá phân bón lại tăng rất cao. Chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng do dịch COVID–19, chi phí nhập khẩu nguyên liệu sản xuất tăng là yếu tố có tác động lớn đến giá phân bón trong nước. Tuy nhiên, việc giá phân bón tăng từ 50 đến 80% và vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt cho thấy vẫn còn nhiều bất cập trong công tác kiểm soát, bình ổn giá, ảnh hưởng đến hiệu quả canh tác của bà con nông dân...
Khởi nghiệp xanh: Sản phẩm khởi nghiệp hướng đến thị trường mới
23/07/2021Khởi nghiệp là giai đoạn đầu của quá trình hình thành và xây dựng mô hình kinh doanh, bên cạnh việc hoàn thiện và đổi mới sản phẩm thì người khởi nghiệp còn phải tìm ra nhiều giải pháp để tiếp cận thị trường, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa. Các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại được triển khai hàng năm cũng nhằm tạo điều kiện để mở rộng kênh bán hàng, góp phần đưa sản phẩm khởi nghiệp hướng đến các thị trường mới...
Nông nghiệp xanh - Kỳ 28: Sản xuất theo yêu cầu thị trường
21/06/2021Sau nhiều biến cố, nhiều lần lặp lại điệp khúc nông sản “trúng mùa mất giá”, đã đến lúc chúng ta quyết liệt hơn trong điều chỉnh kế hoạch sản xuất, áp dụng kỹ thuật mới để vừa nâng cao chất lượng, vừa giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm. Có như thế thì mới có thể tránh được tình trạng “ứ hàng dội chợ”, đầu ra nông sản bấp bênh ám ảnh bà con bấy lâu nay.
Phóng sự: Khoai lang Bình Tân - bài toán thị trường
05/06/2021Hàng năm, khi Nam Bộ vào mùa mưa thì bà con nông dân ở vùng chuyên canh khoai lang huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long bắt đầu tất bật thu hoạch vụ khoai, để kịp xuống giống vụ lúa vào tháng Năm (âm lịch). Nhưng năm nay đã nửa tháng Tư, mùa mưa đã về, mà phần lớn diện tích khoai lang ở đây vẫn còn nguyên trên đồng. Trong đó có nhiều diện tích đã quá lứa. Không khí vùng khoai lặng yên đến lạ. Trong từng gia đình, người trồng khoai mỏi mòn chờ đợi cơ hội để được bán đi sản phẩm của mình. Nhưng thương lái vắng bóng, khiến cơ hội cũng hiếm hoi. Giá khoai lang mặc tình lao dốc. Vùng khoai Bình Tân chưa bao giờ rối rắm vì vấn đề thị trường như vụ này
Bạn nhà nông - Kỳ 198: Giải pháp thị trường cho nông sản thích ứng COVID - 19
11/01/2021Dịch bệnh COVID - 19 là rào cản lớn cho tiêu thụ nông sản trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Hiện, bà con đang tập trung sản xuất phục vụ thị trường cuối năm nhưng lại rất lo lắng về đầu ra sản phẩm có nguy cơ bị biến động, do những diễn biến khó lường của dịch bệnh.
Nông nghiệp xanh - Kỳ 20: Chuẩn chất hạt gạo - Từ sản xuất đến thị trường
25/08/2020Ngày càng có nhiều bà con trồng lúa nhận thức được việc cần thay đổi tập quán canh tác, đặt uy tín lên hàng đầu trong khâu liên kết sản xuất tiêu thụ sẽ góp phần nâng tầm gạo Việt. Khi đó, không chỉ có gạo tính theo phần trăm tấm, mà nhóm gạo chất lượng cao, gạo đặc sản cũng sẽ tăng thêm giá trị, tiếp cận sâu rộng hơn ở phân khúc thị trường cao cấp.
Phóng sự: Ổn định thị trường thịt heo - bài toán khó
18/05/2020Cân đối cung cầu trên thị trường thịt heo cần có một độ trễ nhất định. Ngay lúc này, việc tiếp tục kiểm soát tốt bệnh dịch tả heo Châu Phi, để từng bước nâng tổng đàn, khôi phục sản xuất là giải pháp căn cơ. Nhưng đồng thời cũng cần xây dựng kịch bản cụ thể cho kế hoạch tái đàn, hoặc nhập khẩu thịt heo đông lạnh, tránh tình trạng tăng nguồn cung thiếu kiểm soát, dễ gây ra phản tác dụng, dẫn đến tình trạng khủng hoảng thừa
Phóng sự: Xuất khẩu gạo - ý kiến nhà nông
09/05/2020Lúa gạo – mặt hàng lương thực thiết yếu và cũng là nông sản xuất khẩu chủ lực của quốc gia. Sản xuất lúa gạo không chỉ để phục vụ an ninh lương thực, mà còn giúp Việt Nam trở thành cường quốc xuất khẩu gạo, đóng góp hàng năm khoảng 15% tổng lượng gạo thương mại toàn cầu. Xuất khẩu gạo không chỉ giúp làm giàu đất nước mà còn góp phần nâng cao giá trị và giải quyết bài toán đầu ra cho nông dân trồng lúa. Thành tựu xuất khẩu gạo có đóng góp quan trọng của hàng triệu nhà nông - những người trực tiếp sản xuất ra hạt lúa. Thế nhưng, việc điều hành xuất khẩu gạo thời gian qua đã tính đến lợi ích và sinh kế của những nhà nông trồng lúa như thế nào?
Chuyện hôm nay: Quản lý xuất khẩu gạo trước dịch bệnh và thiên tai
03/04/2020Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế - xã hội, nhu cầu đối với một số hàng hóa thiết yếu, trong đó có gạo, đã tăng lên ở thị trường nội địa cũng như xuất khẩu. Thủ tướng đã chỉ đạo quản lý xuất khẩu lúa gạo có kiểm soát, để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, đảm bảo nguồn dự trữ lương thực. Việc quản lý xuất khẩu gạo trong thời gian tới sẽ cần được thực hiện như thế nào để vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, nhưng cũng vừa đảm bảo được đầu ra, và thu nhập có lợi cho người trồng lúa?
Phóng sự: Trái cây vượt tâm bão COVID-19
22/02/2020Chuyên đề kinh tế: Thị trường thực phẩm Tết
21/01/2020Cơ hội cho nông sản tiếp cận thị trường Nhật Bản
20/09/2019Sáng nay, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT phối hợp các cơ quan đại diện của Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn giới thiệu tiềm năng và cơ hội hợp tác nông nghiệp Việt Nam – Nhật Bản từ Hiệp định CPTPP và những ưu đãi đầu tư vào sản xuất, chế biến nông sản tại Việt Nam.