Nông nghiệp bền vững: Quản lý dịch hại vườn sầu riêng đầu mùa khô
15/01/2024Sầu riêng bị nứt thân, xì mủ và cháy lá như thế này đang xảy ra phổ biến ở nhiều vùng trồng ở ĐBSCL trong mùa khô này. Tình trạng trên làm cây bị suy kiệt, đặc biệt là cây mang bông, mang trái, ảnh hưởng đến năng suất cũng như sức khỏe của cây. Vậy nguyên nhân của vấn đề này là gì? Vì sao mà mùa khô bệnh hại lại phát triển nhiều hơn?
Nông nghiệp bền vững: Quản lý hiệu quả đạo ôn sâu cuốn lá trên lúa
08/01/2024Đạo ôn và sâu cuốn lá là các đối tượng dịch hại phổ biến, xuất hiện thường xuyên ở mỗi vụ lúa. Hiện các trà lúa Đông Xuân chính vụ ở khu vực ĐBSCL ghi nhận nhiều diện tích bị 02 đối tượng này gây hại với mức độ nặng, các giải pháp phòng trừ không mang lại hiệu quả cao, gây nguy cơ sụt giảm năng suất, gia tăng chi phí sản xuất.
Nông nghiệp bền vững: Gạo Việt khẳng định thương hiệu
01/01/2024Là 1 trong 3 quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, Việt Nam luôn nỗ lực để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm gạo, từng bước khẳng định thương hiệu gạo Việt trên trường quốc tế. Năm 2023 đánh dấu những kết quả vượt bậc về sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo, khẳng định đang có sự đầu tư đúng hướng để phát triển bền vững ngàng hàng lúa gạo trong thời gian tới.
Nông nghiệp bền vững: Lúa gạo chuyển mình trong bối cảnh mới
25/12/2023Kim ngạch xuất khẩu gạo đạt cao nhất từ trước đến nay; giá lúa tăng, lợi nhuận bà con nông dân được cải thiện đáng kể.... là những kết quả khả quan của ngành hàng lúa gạo năm 2023. Song, Ngành nông nghiệp nhận định, lúa gạo vẫn đang đứng trước những thách thức lớn như biến đổi khí hậu, xu hướng tiêu dùng trên thế giới thay đổi và thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Chiến lược phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo trong tương lai là hết sức cần thiết hiện nay.
Nông nghiệp bền vững: Phát triển chuỗi giá trị lúa gạo bền vững
18/12/2023Năm 2023 là một năm thắng lợi của ngành hàng lúa gạo với kim ngạch xuất khẩu vượt cao nhất trong hơn 30 năm qua, và những sản phẩm gạo với quy trình canh tác tiên tiến được thị trường thế giới đánh giá cao. Bộ NN&PTNT xác định cần nâng chất hơn nữa chuỗi giá trị ngành hàng để nâng cao hơn nữa thu nhập cho người trồng lúa, ổn định đời sống người dân.
Nông nghiệp bền vững: Chuyển đổi xanh trong sản xuất lúa
11/12/2023Thực hiện định hướng chuyển đổi xanh trong canh tác lúa, những năm gần đây, ngành nông nghiệp tích cực triển khai nhiều chương trình, giải pháp, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng nhằm cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản xuất lúa. Từng bước chuyển đổi phương thức canh tác theo hướng bền vững, giảm phát thải khí nhà kính.
Nông nghiệp bền vững: Nâng chất lượng bưởi da xanh theo yêu cầu thị trường
04/12/2023Bưởi là một trong 14 nhóm cây trồng chủ lực được ngành nông nghiệp xác định cần tập trung phát triển từ nay đến năm 2050. Hiện nay, thị trường tiêu thụ bưởi đang ngày càng được mở rộng, trong đó có xuất khẩu khẩu sang nhiều quốc gia như Mỹ, Châu Âu. Và bưởi da xanh hiện được thị trường rất chuộng, vì vậy việc nâng mẫu mã chất lượng loại trái cây này là việc làm quan trọng; giúp bà con nâng giá trị trái bưởi, tăng thu nhập từ loại trái cây đặc sản này.
Nông nghiệp bền vững: Chăm sóc sầu riêng giai đoạn mới lập vườn
27/11/2023Nhiều nhà vườn đầu tư trồng sầu riêng, tuy nhiên, giai đoạn đầu cây sinh trưởng kém và còi cọc. Trong khi trong từ 4 đến 5 năm đầu cây sầu riêng cần chế độ chăm sóc kỹ, để cây khỏe có bộ khung tán đầy đủ trước khi bước vào giai đoạn khai thác trái.
Nông nghiệp bền vững: Kỹ thuật xử lý bưởi da xanh ra hoa tập trung
20/11/2023Trong canh tác bưởi da xanh hiện nay, một yêu cầu được đặt ra là làm thế nào đạt năng suất cao, số lượng trái nhiều, đồng thời chất lượng trái đáp ứng được nhu cầu thị trường. Vì vậy các chuyên gia cũng như bà con nông dân đang rất quan tâm áp dụng kỹ thuật để xử lý ra hoa tập trung cho bưởi da xanh, từ đó tạo trái bưởi đạt chất lượng như mong đợi.
Nông nghiệp bền vững: Chăm sóc vườn cây sau mùa mưa lũ
13/11/2023Trãi qua mùa mưa với những diễn biến phức tạp thì nhiều vườn cây có biểu hiện sinh trưởng kém. Thời điểm chuẩn bị bước sang mùa khô, bà con cần những giải pháp chăm sóc giúp cây phục hồi.
Nông nghiệp bền vững: Giải pháp hữu cơ vi sinh trong canh tác sầu riêng
06/11/2023Sầu riêng là cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Để canh tác loại cây trồng này đạt hiệu quả cao thì ngoài việc sử dụng phân bón vô cơ, cần phải thường xuyên bổ sung hàm lượng hữu cơ cần thiết cho vườn. Sử dụng hiệu quả phân bón hữu cơ và chế phẩm vi sinh giúp cải thiện độ màu mỡ, tơi xốp đất, tạo độ thông thoáng và phát triển rễ giúp cây cho năng suất bền vững, tiết kiệm phân bón trong quá trình canh tác.
Nông nghiệp bền vững: Kỹ thuật sử dụng phân bón trung vi lượng cho lúa
30/10/2023Ngoài phân đa lượng: Đạm, Lân, Kali, cây lúa còn cần thêm nhiều dưỡng chất trung và vi lượng khác cho quá trình sinh trưởng của mình. Vậy cần bổ sung những dưỡng chất trung và vi lượng như thế nào để giúp tăng năng suất, chất lượng lúa gạo với mức đầu tư hợp lý nhất.
Nông nghiệp bền vững: Quản lý ốc bươu vàng trên ruộng lúa
23/10/2023Ốc bươu vàng là đối tượng dịch hại thường xuyên xuất hiện trên ruộng lúa, chúng gây hại chính ở giai đoạn mạ non. Vì vậy, quản lý ốc bươu vàng là một khâu không thể thiếu khi khởi đầu mùa vụ lúa của bà con nông dân. Tuy nhiên, nhiều trường hợp việc quản lý ốc chưa mang hiệu quả tốt, bà con tốn thêm chi phí cho công dặm hoặc tăng số lần sử dụng thuốc ốc. Do vậy, cần có những giải pháp tăng hiệu quả quản lý ốc bươu vàng, giúp bà con nông dân bảo vệ ruộng lúa trong giai đoạn mới xuống giống.
Nông nghiệp bền vững: Giải pháp tránh ngộ độc hữu cơ trên lúa
16/10/2023Các vùng chuyên canh lúa ở ĐBSCL đang tập trung xuống giống sớm để tận dụng giá lúa ở mức cao, cũng như né tránh xâm nhập mặn, thiếu nước ở cuối vụ. Sự tranh thủ này sẽ dễ dẫn đến hiện tượng ngộ độc hữu cơ làm ảnh hưởng sức sinh trưởng cây lúa. Vì vậy, quy trình canh tác ứng dụng khoa học kỹ thuật thích ứng bối cảnh trên là hết sức cần thiết hiện nay.
Nông nghiệp bền vững: Quản lý bệnh hại trên mít trong mùa mưa
10/10/2023Mùa mưa, ẩm độ không khí cao là điều kiện thuận lợi cho các loại nấm, vi khuẩn phát triển gây hại mạnh. Trong canh tác mít, ngoài bệnh xơ đen thì những bệnh hại khác như nứt thân xì mủ, thối trái cũng là mối lo lắng của nhà vườn. Bởi, những bệnh này tác động trực tiếp đến năng suất trái cũng như sức khỏe, tuổi thọ vườn cây.
Nông nghiệp bền vững: Phát triển vùng trồng khoai lang đạt chất lượng
02/10/2023Khoai lang thuộc nhóm cây trồng chủ lực của tỉnh Vĩnh Long với diện tích xuống giống khoảng 12 đến 13 ngàn héc-ta mỗi năm, tập trung chủ yếu ở huyện Bình Tân. Vừa qua, khoai lang cũng được ký kết nghị định thư xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, tạo cơ hội gia tăng giá trị cho loại nông sản này. Song, hiện nay thị trường đã yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, mẫu mã sản phẩm, đòi hỏi người nông dân phải thay đổi tập quán canh tác, đẩy mạnh phát triển các mô hình sản xuất theo an toàn, nâng cao chất lượng đồng thời tiết kiệm chi phí.
Nông nghiệp bền vững: Phòng ngừa triệu chứng xơ đen trên mít
25/09/2023Hiện tượng xơ đen là vấn đề mà bà con canh tác mít siêu sớm rất lo ngại. Bởi, một khi bị xơ đen chất lượng trái mít sụt giảm nghiêm trọng, làm mất giá trị thương phẩm. Nhiều trường hợp tỷ lệ mít xơ đen trong vườn lên rất cao có thể lên đến 60-70% trong mùa mưa, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của bà con nhà vườn.
Nông nghiệp bền vững: Kỹ thuật giảm độ chua trong đất vườn
18/09/2023Đất đai bị chua sẽ cản trở quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Vậy, đất chua do những nguyên nhân gì và làm thế nào để cải tạo đất, giảm độ chua?
Nông nghiệp bền vững: Bảo vệ bộ rễ cây trồng trong mùa mưa
11/09/2023Những năm gần đây, tình trạng vườn cây suy kiệt do bộ rễ bị tổn thương đang ngày càng phổ biến. Đặc biệt, trong mùa mưa, ngập úng, các mầm bệnh trong đất có điều kiện phát sinh gây hại. Vì vậy, hiểu rõ đặc tính sinh trưởng của rễ cũng như những tác nhân gây tổn hại rễ để có giải pháp canh tác phù hợp là hết sức cần thiết.
Nông nghiệp bền vững: Ứng dụng vi sinh trong xử lý rác hữu cơ và cải tạo đất
04/09/2023Hiện nay, trong canh tác nông nghiệp, việc sử dụng chế phẩm vi sinh ngày càng phổ biến. Nhiều mô hình ứng dụng vi sinh để phân hủy rác hữu cơ tạo thành phân bón cho cây trồng đã được nghiên cứu, triển khai ứng dụng ở nhiều địa phương mang lại hiệu quả, giúp giải quyết nguồn phụ phế phẩm trong sản xuất, hạn chế ô nhiễm môi trường, đồng thời, góp phần thúc đẩy bà con nông dân canh tác theo hướng hữu cơ.