Bên bờ hạnh phúc

Học sinh học nghề vẫn có nhiều cơ hội việc làm thu nhập cao

Khác với Vang, tuy hoàn cảnh gia đình không quá khó khăn nhưng do lực học có hạn, năm 2001, Nguyễn Văn Diện (quê Thái Nguyên) đã đi học nghề lái máy xúc ở trường Công nhân kỹ thuật Việt Xô ngay sau khi trượt ĐH.

"Lúc biết tin trượt ĐH, tôi không quá buồn như một số bạn cùng lớp mà nghĩ ngay đến việc đăng ký hồ sơ ở một trường nghề nào đó. Gia đình rất ủng hộ quyết định của tôi, hai anh trai đã khuyên tôi theo nghề lái máy xúc", Diện tâm sự.

Tuy nhiên, không may mắn như Vang, ra trường nửa năm Diện mới được làm đúng nghề với mức lương 1,5 triệu đồng một tháng. “Mức lương này lúc đó (năm 2003) không thấp nhưng công việc khá vất vả. Có lúc tôi đã chán nản, nghĩ đến bỏ làm, đi học lại một cái nghề nào đó nhàn hơn nhưng dần dần tôi đã yêu nghề và gắn bó với nghề từ đó đến nay”.

Mức lương của Diện liên tục tăng sau mỗi lần ký hợp đồng lao động. Hiện, Diện hưởng mức lương 6 triệu đồng một tháng, tại một công ty tư nhân ở quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Trao đổi với Đất Việt, ông Phạm Văn Phùng, Hiệu phó CĐ Xây dựng Nam Định (trước là Trung học xây dựng số 2), cho biết, hệ học nghề có ưu điểm là tuyển học viên từ tốt nghiệp THCS trở lên. Mức học phí học nghề rất thấp, chỉ 40.000 – 50.000 một tháng.

Cũng theo ông Phùng, học nghề có lợi thế là rất nhiều cơ hội lựa chọn và học trong một thời gian ngắn hơn nhiều so với học CĐ, ĐH. Một số nghề dễ kiếm việc làm ngay như: sắt hàn, hàn, điện, nề hoàn thiện, mộc xây dựng – trang trí nội thất… với tỷ lệ 100% sau khi học có việc làm.

"Hầu hết học sinh của trường sau khi tốt nghiệp làm trong các công ty xây dựng. Nhiều học sinh đang làm việc trong các công ty lớn, một số em đã vượt khó học tiếp rồi quay lại trường làm giảng viên hoặc là lãnh đạo ở các công ty", ông Phùng phấn khởi khoe.

Theo Đất Việt Online

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *