Bên bờ hạnh phúc

Dự án đầu tư nhà máy điện hạt nhân đầu tiên có công suất 4.000 MW sẽ tiếp tục hoàn thiện để khởi công vào năm 2015 và 5 năm sau đó sẽ đi vào hoạt động. Viện trưởng Năng lượng Nguyên tử Việt Nam Vương Hữu Tấn trao đổi với báo chí sáng 18/2.

Ông Vương Hữu Tấn. Ảnh: T.D.

Ông Vương Hữu Tấn. Ảnh: Tiến Dũng.

– Chúng ta đang có những bước khởi động cho dự án nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Vậy đâu là lý do để Việt Nam nhắm tới nguồn năng lượng này cũng như quy mô của nhà máy?

– Hiện nay, khả năng giải quyết các vấn đề năng lượng nội địa như thủy điện, nhiệt điện của chúng ta rất hạn chế. Thậm chí, việc liên kết điện trong khu vực cũng không thể đảm bảo nên buộc Việt Nam phải tìm các giải pháp và điện hạt nhân giúp đáp ứng được nhu cầu ấy.

Điều thuận lợi nhất là chúng ta có sự đồng thuận rất lớn từ các lãnh đạo cấp cao. Chính phủ đề xuất, nhà máy điện hạt nhân đầu tiên có công suất 4.000 MW, xây dựng ở Phước Dinh và Vĩnh Hải (Ninh Thuận), mỗi vị trí là 2.000 MW. Và tổ máy đầu tiên sẽ đi vào vận hành năm 2020.

– Để xây dựng nhà máy điện hạt nhân, khó khăn lớn nhất hiện nay là gì?

– Hiện có nhiều khó khăn như nhân lực, tài chính, hạ tầng… Tất cả vấn đề đó đều đã được đặt ra và các cơ quan đang nghiên cứu, kiến nghị Chính phủ giải quyết.

Nguồn nhân lực để vận hành một tổ máy điện hạt nhân là khoảng 200-250 người. Chúng ta hoàn toàn có thể chọn cán bộ làm ở các nhà máy nhiệt điện, các viện nghiên cứu… và vẫn còn trên 10 năm để chuẩn bị. Bên cạnh đó, Chính phủ đang giao Bộ GD&ĐT xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực nói chung và đầu năm nay đề án này sẽ được trình Chính phủ.

– Công nghệ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ an toàn của nhà máy. Vậy sắp tới chúng ta sẽ chọn công nghệ nào?

Hiện nay, đa số các chuyên gia nghiêng về công nghệ lò nước nhẹ, với 2 loại là lò nước áp lực và lò nước sôi. Các chuyên gia cũng đang nghiên cứu những tiêu chí rất cụ thể. Khi nghiên cứu trong báo cáo đầu tư, chúng tôi cũng đã đưa ra 10 tiêu chí đánh giá để từ đó phân loại, cho điểm các loại công nghệ.

Chúng tôi đã nghiên cứu rất nhiều đối tác và Westinghouse (Mỹ) là đối tác tiềm năng bởi công ty này cung cấp công nghệ nguồn cho nhiều nước. Những nước như Pháp, Nhật Bản… đều nhận được sự chuyển giao công nghệ từ Westinghouse. Tuy nhiên, chúng ta sẽ vẫn phải nghiên cứu thêm nhiều yếu tố khác nữa.

Mô hình nhà máy điện hạt nhân theo công nghệ AP 1000 của Westinghouse. Ảnh: WH.
Mô hình nhà máy điện hạt nhân theo công nghệ AP 1000 của Westinghouse. Ảnh: WHN.

– Tháng 5 tới, Chính phủ sẽ phải trình Quốc hội báo cáo đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Vậy, đến nay việc thẩm định được tiến hành đến đâu và bao giờ sẽ có quyết định lựa chọn đối tác?

– Ngày 15/2, Hội đồng thẩm định Nhà nước đã họp phiên thứ 2. Hiện, có 2 cơ quan tư vấn thẩm định độc lập là Hội năng lượng nguyên tử Việt Nam và Viện khoa học và công nghệ năng lượng (Viện Khoa học Việt Nam). Hai tổ chuyên môn về nhà máy điện hạt nhân và địa điểm cũng được thành lập.

Các cơ quan tư vấn thẩm định cũng như tổ chuyên môn đang hoạt động để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 2 dự kiến vào 15/3. Hội đồng thẩm định sẽ nghe báo cáo của các cơ quan tư vấn chuyên môn và sau đó sẽ có quyết định tiếp theo để Chính phủ trình Quốc hội chậm nhất vào tháng 4.

Nếu tháng 5 này Quốc hội quyết định chủ trương thì Chính phủ sẽ chỉ đạo lập dự án đầu tư. Trong quá trình lập dự án sẽ xem xét và quyết định lựa chọn đối tác.

– Theo kế hoạch, năm 2020, tổ máy điện hạt nhân đầu tiên đi vào hoạt động. Vậy, đến nay việc xây dựng nhà máy đã thực hiện được đến đâu?

– Chúng ta đã làm đến giai đoạn thẩm định báo cáo đầu tư. Sau khi Quốc hội thông qua vào tháng 5 thì sẽ lập dự án đầu tư. Giai đoạn này dự kiến kéo dài 2 năm, sau đó tiến hành đấu thầu quốc tế hoặc chỉ định thầu và đảm bảo tiến độ đến năm 2015 có thể khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Chính phủ đặt ra kế hoạch đến năm 2020, tổ máy đầu tiên đi vào vận hành. Chúng tôi đang bám vào đích đó để làm các công tác chuẩn bị liên quan.

– Là nước đi sau về công nghệ này, chúng ta đã học tập cũng như tận dụng được gì từ các nước khác trong quá trình triển khai dự án?

– Trong chiến lược đã nêu rất rõ là chúng tư sẽ sử dụng quan điểm "chìa khóa trao tay". Nhưng không có nghĩ khoán tất cả cho nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước phải tham gia một cách tối đa. Ví dụ, những dự án đầu tiên, Hàn Quốc tham gia các công việc đơn giản, chiếm khoảng 20% tài chính.

Hàn Quốc là hình mẫu rất tốt để chúng ta học tập trong vấn đề phát triển điện hạt nhân, đặc biệt là chương trình nội địa hóa. Sau khi vận hành nhà máy điện hạt nhân đầu tiên năm 1987, đến năm 1995 họ cơ bản đã có thể trở thành nhà cung cấp về nhà máy điện hạt nhân. Chúng tôi đã học tập và đưa tư tưởng đó ứng dụng vào chiến lược phát triển năng lượng nguyên tử ở Việt Nam.

Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam với công suất 4.000 MW sẽ được xây dựng tại 2 vị trí ở Ninh Thuận. Cụ thể, xã Phước Dinh (huyện Ninh Phước) và xã Vĩnh Hải (huyện Ninh Hải) mỗi nơi có một nhà máy công suất 2.000 MW, với 2 tổ máy. Nhà máy này có diện tích trong hàng rào là 400 ha. Hiện, công suất của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình là 1920 MW.

Theo VnExpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *