Bên bờ hạnh phúc

Theo ông Nguyễn Trúc Anh, Giám đốc Trung tâm Kiến trúc – Quy hoạch thuộc Viện KT – QH đô thị và nông thôn (Bộ Xây dựng), những công trình trên sẽ thúc đẩy kinh tế phía Bắc sông Hồng và giảm tải mật độ dân số ở khu vực trung tâm hiện nay.

Việc xây dựng đường hầm vượt sông Hồng sẽ thúc đẩy kinh tế phía Bắc Hà Nội và giảm tải mật độ dân số ở trung tâm. Ảnh: Trung Kiên
Đường hầm là giải pháp tối ưu

 

Ông Trúc Anh cho biết cầu Chương Dương đang quá tải. Trước đây cũng có một số ý kiến đề nghị xây dựng lại cầu Long Biên thành cây cầu mới để giảm tải cho cầu Chương Dương, song đây là cây cầu có giá trị văn hóa, lịch sử nên phải giữ. Do vậy, trong bản quy hoạch kiến trúc chung đưa ra giải pháp là xây dựng thêm một cây cầu hoặc một hầm đường bộ vượt sông ở khu vực này (ở vị trí giữa cầu Chương Dương và Vĩnh Tuy).

“Xây dựng cầu hoặc hầm vượt sông ngay đầu nối giữa đường Trần Hưng Đạo với Thạch Bàn, Gia Lâm là khu vực thích hợp nhất”, ông Trúc Anh cho biết. Tuy nhiên, khu vực này có rất nhiều công trình kiến trúc quan trọng, mật độ cầu nổi ở khu vực này cũng đã nhiều và ảnh hưởng trực tiếp đến không lưu của sân bay Gia Lâm.

“Sau khi tính toán, Viện Kiến trúc – Quy hoạch Hà Nội đưa ra giải pháp tối ưu nhất là xây dựng hầm đường bộ vượt sông Hồng”, ông Trúc Anh nói. Ngoài chức năng về giao thông, đường hầm này gián tiếp tạo động lực để người dân sống trong khu phố cổ hiện nay sang Gia Lâm sinh sống, giúp giảm tải cho khu vực nội đô về mật độ dân cư và giao thông. Ông Trúc Anh cho biết “nếu mọi việc diễn ra như dự tính, thời gian xây dựng hầm đường bộ qua sông Hồng sẽ mất khoảng 2 năm”.

60 tỷ USD phát triển hạ tầng

Để kinh tế của vùng phía Bắc sông Hồng không bị tụt hậu so với phía Nam, trong bản quy hoạch kiến trúc chung cũng đề xuất xây dựng thêm 8 cây cầu mới vượt sông Hồng. Ngay trong giai đoạn 2010- 2020, để tạo động lực phát triển thành phố sẽ xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật khung (bao gồm hệ thống giao thông, chuẩn kỹ thuật, cấp thoát nước…), với tổng kinh phí xây dựng từ 2010 – 2030 là 60 tỷ USD. Giai đoạn tầm nhìn đến năm 2050, xây dựng khung hạ tầng kỹ thuật tăng thêm khoảng 29,9 tỷ USD, trong đó giao thông chiếm khoảng 16,8 tỷ USD.

Theo Đất Việt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *