Điều đó thể hiện qua việc hai bên đang xích lại gần nhau hơn, nhất là trong mục tiêu kiến tạo hòa bình, củng cố an ninh và thúc đẩy hợp tác trên bình diện toàn cầu.

Một số tờ báo lớn của Thái Lan đã dẫn lời ông Solana rằng Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN là một đối tác quan trọng của EU. Hai bên có chung quyết tâm cùng nhau giải quyết các mối đe dọa mang tầm khu vực và toàn cầu, đồng thời có cùng lợi ích trong phát triển một hệ thống hội nhập khu vực và quản trị thế giới. ASEAN được xem là đang giữ vai trò quan trọng trong thúc đẩy hội nhập khu vực tại châu Á.

EU rất quan tâm đến ASEAN khi Hiệp hội này phát triển thành một khối thường trực trong khu vực do được khích lệ bởi mô hình thành công tại châu Âu.

EU rất quan tâm đến ASEAN khi Hiệp hội này phát triển thành một khối thường trực trong khu vực do được khích lệ bởi mô hình thành công tại châu Âu. EU hoan nghênh việc khối này thông qua Hiến chương ASEAN hồi Tháng 12 năm ngoái nhằm đặt nền tảng pháp lý cho tiến trình hội nhập sâu rộng hơn.

 EU tin tưởng rằng lộ trình thiết lập Cộng đồng ASEAN sẽ là nhân tố trọng yếu trong việc đem lại hòa bình, ổn định lâu dài, thịnh vượng chung trong khu vực Đông Nam Á. EU tự hào có mặt tại ARF – diễn đàn duy nhất ở châu Á chú trọng tới vấn đề an ninh và đóng góp vào nền hòa bình và ổn định của cả khu vực trong suốt 15 năm qua. Đồng thời, EU coi ARF là nơi đối thoại quan trọng.

Đối với EU và châu Á, việc bàn thảo về chiến lược toàn cầu càng trở nên cấp thiết hơn trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức như khủng hoảng lương thực, nhiên liệu, tài chính và diễn biến phức tạp của dịch cúm A/H1N1. EU rất quan tâm đến Hiệp hội ASEAN bởi giá trị giao thương giữa khối này với các nước Đông Á đã vượt kim ngạch thương mại giữa EU với Mỹ.

 Hiện tại EU cũng đã trở thành bạn hàng lớn nhất của khối ASEAN. Ngoài ra, Liên minh này còn xem ARF là trung tâm của việc phát triển kiến trúc an ninh khu vực. Đó là những lý do khiến EU đánh giá Diễn đàn ARF ở Phuket là một sự kiện quan trọng. ASEAN và EU sẽ cùng hợp sức trong hệ thống đa phương toàn cầu và hoạt động theo luật định để thúc đẩy hòa bình và ổn định thông qua xây dựng lòng tin và chính sách ngoại giao phòng ngừa.

Theo ông Solana, các nước phát triển và đang phát triển đều đang phải đương đầu với những nguy cơ an ninh trong tiến trình toàn cầu hóa, bên cạnh những cơ hội mới. Tại diễn đàn ARF, EU và ASEAN sẽ thảo luận về những mối đe dọa truyền thống, những nguy cơ nảy sinh như khủng bố và nhiệm vụ cấp thiết về cắt giảm vũ khí hạt nhân, ngăn ngừa việc có thêm những quốc gia mới sở hữu vũ khí hạt nhân, cũng như những thảm họa, thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra. Những vấn đề được tập trung sẽ là khí đốt, nạn cướp biển… vì tất cả đều là vấn nạn khu vực, thậm chí toàn cầu.

EU cam kết tích cực tham gia vào tiến trình hội nhập ở châu Á, trong đó có Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. EU thống nhất quan điểm cho rằng đến năm 2020, châu Á – Thái Bình Dương sẽ là khu vực hòa bình, ổn định, hữu nghị và thịnh vượng bền vững. Điều đó đạt được là nhờ các bên luôn dựa trên cơ sở cùng tin cậy lẫn nhau với chính sách ngoại giao phòng ngừa tiến tới mục tiêu cuối cùng là tìm ra giải pháp thỏa đáng cho các cuộc xung đột.

Vĩnh Thới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *