Bên bờ hạnh phúc

Sau khi Iran ký thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil về việc chuyển uranium làm giàu ở cấp độ thấp sang Thổ Nhĩ Kỳ để đổi lấy nhiên liệu hạt nhân cho một lò phản ứng ở Tehran, chương trình hạt nhân của Iran lại có thêm những diễn biến mới.

Iran sẽ chuyển uranium làm giàu ở cấp độ thấp sang Thổ Nhĩ Kỳ

Theo thoả thuận 10 điểm được ngoại trưởng ba nước Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil ký, trong vòng một tháng, Iran sẽ chuyển tới Thổ Nhĩ Kỳ 1.200 kg uranium làm giàu cấp độ 3,5%, tương đương hơn một nửa số uranium làm giàu ở cấp độ thấp của Iran.

Số uranium chuyển tới Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được bảo quản tại Thổ Nhĩ Kỳ và do Iran cùng Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế – IAEA giám sát và quản lý. Đổi lại, các nước Mỹ, Pháp và Anh sẽ phải cung cấp 120kg nhiên liệu làm giàu ở cấp độ 20% cho một lò phản ứng hạt nhân ở Iran trong thời gian chưa đầy một năm.

Một số chuyên gia khẳng định, thỏa thuận này là một diễn biến mới về cuộc tranh cãi xung quanh chương trình hạt nhân của Iran đã đẩy các quốc gia phương Tây vào tình thế khó xử và sẽ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải nghiêm túc xem xét nó.

Thỏa thuận này gần như chắc chắn sẽ gây phương hại cho những nỗ lực của Mỹ và phương Tây nhằm đạt được sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về việc áp dụng đợt cấm vận thứ 4 chống Tehran trong những tuần tới.

Nếu Tehran tuân thủ những cam kết của họ theo thỏa thuận, Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ – hai nước ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an – sẽ gần như chắc chắn bỏ phiếu chống lại nghị quyết trừng phạt. Điều đó sẽ tạo vỏ bọc chính trị cho các thành viên khác, thậm chí cả Trung Quốc và Nga – hai nước chưa bình luận gì về thỏa thuận – bỏ lá phiếu phủ quyết.

Ngoài ra, thời điểm Iran ký thỏa thuận khá gần với thời điểm Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sẽ ra nghị quyết về đề nghị của Mỹ đòi áp đặt lệnh trừng phạt thứ 4 đối với Iran. Một số chuyên gia cho rằng, Iran thực hiện động thái mới nhất này vì lo ngại bị áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt của Liên hiệp quốc.

Ở một khía cạnh khác, giới phân tích cho rằng, bằng việc ký thỏa thuận trao đổi nhiên liệu hạt nhân với Iran, có thể Thổ Nhĩ Kỳ đã ghi được một chiến thắng ngoại giao, nước đang có vị trí địa lý chính trị hết sức quan trọng.

Đối với Brazil, thỏa thuận này cũng nhằm khẳng định vị thế của quốc gia Mỹ Latinh này về việc tham gia giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu và càng củng cố thêm vị trí ứng cử viên của Brazil trong cuộc chạy đua vào chiếc ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

THVL

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *