Bên bờ hạnh phúc

Không khí căng thẳng bao trùm hội nghị khi có những thông tin về một dự thảo thỏa thuận mới do nước chủ nhà Đan Mạch đề xuất. Nhiều nước cho rằng, nội dung của dự thảo này đã không đề cập đến những đề xuất mà các nhóm làm việc đưa ra. Các nước Nhóm 77 gồm hơn 130 nước đang phát triển cảnh báo sẽ không chấp nhận một văn bản thương lượng mà nội dung không phải là những gì mà các nhóm làm việc đã đề xuất.

Mặc dù vậy, hội nghị cũng đã có một số tiến bộ được ghi nhận. Các nguồn tin từ Copenhaghen cho biết, hôm kia, các quốc gia giàu đã cam kết đóng góp khoảng 22 tỉ USD cho quỹ chống hiện tượng nóng dần lên của khí hậu. Nhật Bản dẫn đầu với khoản cam kết đóng góp 1,75 ngàn tỉ yên, tương đương 19,5 tỉ USD, trong đó 1,3 ngàn tỉ yên từ ngân sách công dành cho các nước đang phát triển trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu nếu một thỏa thuận toàn diện đạt được tại Copenhaghen. Nhật Bản, Australia, Anh, Pháp và Na Uy là những nước đã tuyên bố sẽ lập một quỹ chống sa mạc hóa – nguyên nhân chính làm cho nhiệt độ Trái đất nóng lên, dẫn đến hạn hán và bão lụt.

Trong khi đó, cùng ngày, chính phủ Mỹ cho biết, Washington sẽ có khoản đóng góp ban đầu 1 tỉ USD cho một kế hoạch chống sa mạc hóa với tổng chi phí ước tính 3,5 tỉ USD. Dư luận vẫn hy vọng một thỏa thuận sẽ đạt được trong ngày cuối cùng của hội nghị nếu tất cả các bên thương lượng, đặc biệt là các nước giàu, cùng thể hiện ý chí, thiện chí chính trị và hành động, cùng nỗ lực đóng góp tài chính cho những mục tiêu cụ thể về giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính và những nỗ lực bảo vệ môi trường toàn cầu.

Quốc Trung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *