Nhằm giảm ô nhiễm không khí ở đô thị, vừa qua, các nhà khoa học tại Argentina đã tạo ra lò phản ứng quang sinh học dưới dạng bể chứa tảo, được gọi là “cây lỏng”, đóng vai trò hấp thụ khí thải CO2.
Các chuyên gia làm việc tại tổ chức Y-TEC, do Hội đồng Quốc gia về Nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật của Argentina thành lập, đã hợp tác phát triển mô hình “cây lỏng” đầu tiên ở nước này. Hai nguyên mẫu “cây lỏng” do nhóm nghiên cứu thiết kế đã được lắp đặt tại thủ đô Buenos Aires.

Argentina: Tạo ra “cây lỏng” hấp thụ Co2

Đây là bể chứa một loại tảo đặc hữu trong khu vực này. Theo nhóm nghiên cứu, mỗi bể chứa là một lò phản ứng quang sinh học, dùng năng lượng mặt trời từ ánh sáng để chuyển hóa CO2 thành ô-xy và sinh khối.
Sinh khối là tảo thu được có thể dùng làm phân bón, nhiên liệu sinh học. Mỗi bể chứa có thể hấp thụ nửa tấn CO2 mỗi năm, cho hiệu quả gấp từ 10 đến 50 lần so với một cây xanh.

Tuấn An

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *