Chuyên đề kinh tế: Động lực tăng trưởng kinh tế năm 2025
22/01/2025Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để tăng tốc bức phá, hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025, mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh , GDP tăng 7%, tỉnh sẽ tập trung các giải pháp phục hồi kinh tế - xã hội, trọng tâm là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, thị trường tiêu thụ, thúc đẩy triển khai các dự án đầu tư và tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư mới. Đồng thời, đầu tư kết cấu hạ tầng thúc đẩy các hoạt động kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững.
Nông thôn ngày nay: Nông thôn mới kiểu mẫu tại các xã anh hùng
15/01/2025Phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang của quê hương, các xã NTM kiểu mẫu không ngừng phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, các thiết chế văn hóa ở cơ sở được tăng cường, quốc phòng - an ninh được giữ vững. Cùng với đó là việc phát triển ngày càng đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo nên diện mạo mới khang trang, sạch đẹp....để người dân thực sự hưởng thụ những thành quả mà chương trình xây dựng nông thôn mới.
Chuyên đề kinh tế: Phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021 - 2025
08/01/2025Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với nhiều ngày lễ lớn của đất nước và là năm tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV. Bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội trong nước được dự báo tiếp tục đối mặt với rủi ro, thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội nhờ hiệu quả của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, để bức phá, tăng tốc thực hiện thắng lợi mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII. Cùng với cả nước, các cấp, các ngành trong tỉnh Vĩnh Long nỗ lực, quyết tâm vượt qua khó khăn, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021 – 2025.
Chuyên đề kinh tế: Tăng trưởng kinh tế Vĩnh Long năm 2024
31/12/2024Năm 2024, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Vĩnh Long nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện đạt và vượt 21/21 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó có 8 chỉ tiêu vượt kế hoạch, kinh tế phát triển tích cực ở cả 3 khu vực. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh - GRDP năm 2024 ước đạt 43.942 tỷ đồng, tăng 6,5% so với năm 2023. Trong đó, khu vực nông nghiệp và thủy sản tăng 2,71%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 12,43%; khu vực dịch vụ tăng 7,7%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, tỷ trọng khu vực kinh tế phi nông nghiệp đạt 63,5%, tăng 1,66% so với năm 2023. GRDP bình quân đầu người năm 2024 ước đạt 85,2 triệu đồng, vượt 1,8% chỉ tiêu kế hoạch.
Nhịp sống đồng bằng: Nghề trồng hoa giấy ở Lai Vung
24/12/2024Nằm bên sông Lấp Vò hiền hòa, xã Tân Dương, huyện Lai Vung, Đồng Tháp là một trong những vùng hoa giấy lớn nhất miền Tây. Với bề dày hàng chục năm, nghề trồng hoa giấy không chỉ tạo nên vẻ đẹp cho làng quê mà còn mang lại thu nhập ổn định, giúp nhiều gia đình đổi đời và vươn lên từ chính đôi bàn tay lao động cần mẫn.
Chuyện kể Đất phương Nam: Vĩnh Tế 200 năm dòng kênh huyền thoại - Tập 3: Tiếp bước tiền nhân
26/11/2024Vĩnh Tế là con kênh nối từ Châu Đốc đến Giang Thành, Hà Tiên. Khởi công từ năm 1819 thời vua Gia Long và hoàn thành vào năm 1824 thời vua Minh Mạng. Đây là con kênh đào lớn nhất trong lịch sử nước ta thời nhà Nguyễn. Tròn 2 thế kỷ, kênh Vĩnh Tế đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an toàn cho vùng đất biên thùy.
Chuyện kể Đất phương Nam: Vĩnh Tế 200 năm dòng kênh huyền thoại - Tập 2: Vĩnh Yên một dải biên cương
20/11/2024Vĩnh Tế là con kênh được đào phía Tây Nam nước ta, nối từ Châu Đốc đến Giang Thành, Hà Tiên. Khởi công từ năm 1819 thời vua Gia Long và hoàn thành vào năm 1824 thời vua Minh Mạng. Đây là con kênh đào lớn nhất trong lịch sử nước ta thời nhà Nguyễn. Tròn 2 thế kỷ, kênh Vĩnh Tế đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an toàn cho vùng đất biên thùy.
Nhịp sống đồng bằng: Nghề dệt thổ cẩm ở Châu Phong
12/11/2024Những người phụ nữ Chăm – dịu dàng, cần mẫn bên khung dệt, làm nên những sản phẩm thổ cẩm tinh tế, giữ gìn nét đẹp nghề truyền thống của cha ông để lại. Âm thanh mộc mạc phát ra từ khung dệt ấy đã bền bỉ ngân vang qua bao mùa mưa nắng, làm nên nhịp sống của làng nghề thổ cẩm Châu Phong bên dòng sông Hậu.
Ký sự truyền hình: Hạt mầm tri thức - Tập 2: Quả ngọt xứ Dừa Đỏ
02/09/2024ĐBSCL là vùng đất có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - chính trị và quốc phòng - an ninh. Tuy nhiên, giáo dục nơi đây còn nhiều thách thức, tỷ lệ lao động qua đào tạo dù có nhiều cải thiện nhưng thấp hơn các vùng kinh tế khác và thấp hơn nhiều so với bình quân cả nước.Để giáo dục và đào tạo miền Tây Nam bộ không còn là “vùng trũng”, cần sự chung tay góp sức của tất cả các cấp, các ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân cùng chung tay ươm những hạt mầm tri thức trên đất chín rồng.
Ký sự truyền hình: Hạt mầm tri thức - Tập 1: Những lớp học đặc biệt
01/09/2024Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - chính trị và quốc phòng - an ninh. Tuy nhiên, giáo dục nơi đây còn nhiều thách thức, tỷ lệ lao động qua đào tạo dù có nhiều cải thiện nhưng thấp hơn các vùng kinh tế khác và thấp hơn nhiều so với bình quân cả nước. Để giáo dục và đào tạo miền Tây Nam Bộ không còn là “vùng trũng”, cần sự chung tay góp sức của tất cả các cấp, các ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân cùng chung tay ươm những hạt mầm tri thức trên đất chín rồng.
Nhịp sống đồng bằng: Cây Bồn Bồn trên đất U Minh Hạ
12/08/2024Bồn bồn là loài cây mọc trong tự nhiên, có nhiều ở các địa phương vùng nước lợ hay đất trũng phèn, nhất là các tỉnh ven biển Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng. Trên vùng đất phèn U Minh Hạ, cây bồn bồn được nông dân chọn trồng có hiệu quả kinh tế, nhờ thu hoạch quanh năm, thị trường tiêu thụ ổn định.
Phóng sự: Xuân mới trên những làng quê
14/02/2024Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn là trách nhiệm, nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ở Vĩnh Long, việc cơ cấu lại nông nghiệp gắn với phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, diện mạo nông thôn mới ngày càng khởi sắc...
Phóng sự: Nông sản Việt vươn tầm thế giới
13/02/2024Nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế, thước đo sự bền vững của quốc gia. Sản xuất đạt tiêu chuẩn, ổn định về sản lượng và chất lượng, hình thành chuỗi liên kết chặt chẽ từ sản xuất đến tiêu thụ là nền tảng để nông sản Việt tiếp tục chinh phục thị trường...
Chuyển đổi số: Chuyển đổi số trong bối cảnh phục hồi kinh tế
27/09/2022Vừa qua, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh tại Cần Thơ tổ chức họp mặt hội viên 2022 với chủ đề "Hành trình chuyển đổi số trong bối cảnh phục hồi kinh tế". Đây là sự kiện được tổ chức thường niên nhằm tạo cơ hội kết nối giao lưu, hợp tác cho các doanh nghiệp hội viên ở khu vực với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Chuyện hôm nay: Nhận diện kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long qua báo cáo thường niên 2022
05/08/2022Báo cáo Kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2022 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright thực hiện, đã được công bố tại thành phố Cần Thơ vào ngày 1/8 vừa qua. Báo cáo năm 2022 có chủ đề “Chuyển đổi mô hình phát triển và Quy hoạch tích hợp” được thực hiện trong bối cảnh ĐBSCL đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường… đến lựa chọn mô hình tăng trưởng khi kinh tế vùng đã phát triển đến ngưỡng. Cùng với đó, 13 tỉnh, thành ĐBSCL đang phải thiết lập lại quy hoạch, xây dựng lại chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội cấp tỉnh phù hợp với Quy hoạch tích hợp vùng đã được Chính phủ ban hành. Do vậy, vấn đề đặt ra là cần nhận diện được những thách thức, điểm nghẽn tăng trưởng, mô hình phát triển mới và các chính sách cần xây dựng để phát triển ĐBSCL theo đúng định hướng...
Chuyện hôm nay: Đồng bằng sông Cửu Long nỗ lực điều hành kinh tế
20/05/2022Báo cáo chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh (PCI) do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức thực hiện là công cụ đo lường và đánh giá chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền cấp tỉnh, thành phố tại Việt Nam qua góc nhìn của doanh nghiệp, báo cáo PCI 2021 cho thấy nhiều địa phương vùng ĐBSCL đã không còn giữ được điểm số và thứ hạng cao như các năm trước...
Phóng sự: Thúc đẩy xuất khẩu nông thủy sản sang Trung Quốc
14/05/2022Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhiều loại nông thủy sản của Việt Nam, việc Trung Quốc tăng cường các biện pháp siết chặt, kiểm soát dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này. Đặc biệt là hoạt động thông quan hàng nông sản qua các cửa khẩu tại biên giới phía Bắc, bên cạnh đó, Trung Quốc tuy là thị trường xuất khẩu lớn, nhiều tiềm năng nhưng cũng đã đặt ra những yêu cầu khắt khe hơn về tiêu chuẩn chất lượng và truy xuất nguồn gốc. Do đó cần phải thay đổi cách tiếp cận, chuyển nhanh sang thương mại chính quy để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu nông thủy sản sang thị trường lớn này...
Bạn nhà nông - Kỳ 214: Bảo toàn hiệu quả sản xuất lúa Hè Thu
09/05/2022Vụ lúa Hè Thu thường có điều kiện canh tác khó khăn hơn do điều kiện thời tiết bất lợi và thêm vào đó là sâu bệnh nhiều, đồng thời giá vật tư nông nghiệp hiện nay liên tục ở mức cao đã làm cho những lợi nhuận trồng lúa của nông dân bị sụt giảm. Vậy làm thế nào để bảo toàn hiệu quả sản xuất vụ lúa Hè Thu?
Phóng sự: Doanh nghiệp với chính sách phục hồi và phát triển kinh tế
07/05/2022Ngày 30 tháng 01 năm 2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Với quy mô 350.000 tỷ đồng, đây là gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế lớn nhất từ trước tới nay. Doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh là một trong những đối tượng quan trọng tiếp nhận và đang kỳ vọng rất lớn vào chính sách khôi phục kinh tế lần này, nhằm vượt qua những khó khăn, thách thức chưa có tiền lệ...
Chuyện hôm nay: Cơ hội phục hồi kinh tế ĐBSCL
25/02/2022Tình hình dịch COVID-19 ở các địa phương vùng ĐBSCL được kiểm soát tốt đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển hàng hoá thông suốt. Hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh đã được khôi phục lại bình thường, góp phần phục hồi kinh tế. Bên cạnh đó, ĐBSCL cũng đang có nhiều cơ hội để thúc đẩy phát triển kinh tế khi hệ thống hạ tầng giao thông đang được đầu tư nâng cấp, việc tiếp tục thực thi các cam kết cắt giảm thuế quan từ các Hiệp định thương mại tự do và định hướng quy hoạch tổng thể phát triển vùng…