Bên bờ hạnh phúc

Đối với những người hành hương thì Gangoktri không phải là điểm đến cuối cùng của chuyến hành trình. Nhiều người tiếp tục đi thêm khoảng 17 cây số nữa sẽ vượt qua thị trấn Gangoktri để đến với dòng sông băng Gambuc. Dòng sông băng trên ngọn núi đã cung cấp nước cho sông Hằng. Từ những dòng suối đã khởi nguồn cho những dòng sông chảy xiết.

Sông Hằng (1)

Người hành hương tắm trên sông Hằng

Tuy nhiên, ngày nay, dòng sông băng không còn cung cấp nước cho sông Hằng. Hàng năm, dòng sông băng ở Gangoktri thu hẹp lại khoảng 25 cây số. Đối với người hành hương thì đây là vùng đất rất đặc biệt. Dồng sông băng Gambuc đã nuôi dưỡng sông Hằng trước kia, nó đã mở rộng đến thị trấn Gangoktri và đó là sự khởi đầu cho những truyền thuyết kể rằng thị trấn này là nơi dòng sông đổ xuống từ thiên đàng. Các chuyên gia cảnh báo với tốc độ tan chảy nhanh thì dòng sông băng ở đây sẽ biến mất vào năm 2035 và khởi nguồn của sông Hằng sẽ khô cạn hoàn toàn. Đó là thảm họa đối với những ai có cuộc sống gắn liền với sông Hằng.

Từ Gangoktri, dòng sông Hằng đổ về hướng hạ nguồn qua vùng núi trập trùng ở phía Nam Ấn Độ mang sự sống đến cho các vùng đất xung quanh. Ở vùng đất xa xôi, dòng sông chỉ cung cấp nước ngọt. Trên những vùng đất hàng năm phải chịu sự tấn công của nước mặn thì những người dân đã được nhận một món quà lớn mà sông Hằng mang lại. Không chỉ hỗ trợ cuộc sống của những người dân xung quanh đôi bờ mà nó còn cung cấp nước ngọt cho cả các thành phố nhộn nhịp.

Ngày nay, sông Hằng và những nhánh sông chi lưu đã hỗ trợ cuộc sống của khoảng một nửa dân số Ấn Độ. Ngoài con người, dòng sông còn nuôi dưỡng gia súc và làm giàu cho đất. Khóang chất và những trầm tích đã được bào mòn từ những khối đá trên dãi núi Hymalaya được các dòng chảy mang đi bồi đắp hàng năm cho những vùng đất thung lũng tạo nên những khu vực sản xuất nông nghiệp màu mỡ. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi người ta nói rằng sông Hằng đã mang đến cho họ những món quà quý giá.

Thị trấn Haritwa êm đềm

Thị trấn Haritwa cách Gangoktri khoảng 225 cây số về hướng hạ nguồn. Đây là nơi đánh dấu dòng sông Hằng rời khỏi vùng núi và thâm nhập vào đồng bằng, trở thành nguồn sức mạnh làm giàu cho các vùng đất. Hàng năm có khoảng 18 triệu người tìm đến thị trấn để chúc mừng chức năng quan trọng trong câu chuyện kỳ thú của dòng sông. Tại những đoạn bờ sông không có nhiều dốc, người ta xây dựng những bậc thang để dễ dàng cho việc tắm sông. Tuy nhiên, những người đắm mình trong nước của dòng sông này có thể gặp nguy hiểm bởi dòng chảy sông Hằng đã có nhiều thay đổi khi chuyển từ vùng núi sang lòng sông rộng lớn nên dòng chảy rất mạnh. Hàng năm có rất nhiều người đã bị nước cuốn trôi, vì vậy người ta đã xây dựng rào chắn để bảo vệ an toàn cho những người tắm sông. Haritwa là một trong những thị trấn sầm uất nằm thơ mộng bên bờ sông Hằng, có hệ thống đường giao thông thuận lợi, khiến nơi đây trở thành một trong những nơi hành hương nổi tiếng của Ấn Độ. Theo truyền thống của đạo Hindu thì mỗi người phải đến thăm dòng sông Hằng ít nhất một lần trong đời. Chính vì vậy ai đã đến được với Haritwa thì xem như đã hoàn thành nhiệm vụ. Thị trấn này đã chuẩn bị mọi thứ cho ngành du lịch tôn giáo khổng lồ. Người ta sẵn sàng cung cấp mọi dịch vụ nghỉ ngơi đến các nghi thức cúng tế.

Trước khi rời khỏi Haritwa, nhiều người tìm mua những món đồ kỷ niệm về chuyến viếng thăm vùng đất này, trong đó có những cái hộp nhỏ được gọi là lọ nước sông Hằng. Người ta nói rằng nước trong những cái hộp sẽ trị được tất cả các loại bệnh và giúp cơ thể khỏe mạnh.

Thanh Trúc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *