Bên bờ hạnh phúc

Lễ hội Darwin và Garma là cơ hội người dân bản địa nước Úc truyền bá văn hóa độc đáo của họ ra thế giới bên ngoài. Vào tháng tám hàng năm, vùng lãnh thổ phía Bắc nước Úc đều tổ chức lễ hội Darwin và Garma.

Lễ hội dân gian Garma được tổ chức vào tháng 8 hàng năm

Trong lễ hội Darwin và Garma diễn ra hàng năm ở Úc, những người tham gia sẽ thoa lên mặt mình đầy để phấn tượng trưng cho mỗi bộ tộc khác nhau. Hòa cùng không khí của lễ hội là những vũ điệu sôi động theo nhịp của kèn ống nước.

Những người tham gia sẽ thoa lên mặt mình đầy để phấn tượng trưng cho mỗi bộ tộc khác nhau

Lễ hội Garma được tổ chức hàng năm để tôn vinh những di sản được cũng cố bằng triết lí, chia sẻ kiến thức và văn hóa.

Lễ hội diễn ra ở trong rừng vùng Đông Bắc Arnhem Land. Đây là nơi cư trú của người Yolngu – người dân bản địa của vùng đất này.

Yolngu là người dân bản địa của vùng đất này.

Người Yolngu rất xem trọng rừng núi nơi đây vì đây là nơi tổ tiên của họ truyền nhạc cụ dân tộc – kèn ống cho họ. Người Yolngu là chủ nhân của vùng đất rộng lớn này, họ còn thành lập tổ chức Yothu Yindi để phát triển kinh tế, đồng thời bảo tồn điệu múa Bunggul truyền thống của mình.

Lễ hội Garma là nơi để những người bản địa và người dân bên ngoài giao lưu văn hóa và chia sẻ kiến thức. Garma theo tiếng Yolngu tức là giao lưu kiến thức.

Lễ hội Garma và tổ chức Yothu Yindi có mục tiêu cơ bản là chia sẽ kiến thức và văn hóa, hy vọng thông qua việc chia sẽ kiến thức và văn hóa mọi người sẽ hiểu văn hóa lẫn nhau. Đồng thời, người dân bản địa cũng muốn bảo tồn và phát triển loại hình văn hóa truyền thống.

Trong lễ hội Garma trẻ em có thể quan sát, học hỏi từ ông, bà, cha, mẹ, chú, bác của chúng về cách thức bảo tồn văn hóa truyền thống. Lễ hội Garma còn là cơ hội để người Yolngu và người dân bản địa khác phát triển kinh tế, thông qua việc giáo dục, dạy nghề, ứng dụng thực tế, áp dụng kỹ thuật cao.

Lễ hội Garma là dịp trẻ em có thể quan sát, học hỏi từ ông, bà, cha, mẹ, chú, bác của chúng về cách thức bảo tồn văn hóa truyền thống

Theo truyền thống, nam và nữ dân bản địa đều có thiên chức riêng như chỉ có nam giới mới có thể thổi kèn ống Didgeridoo, phụ nữ sẽ chế tạo hàng thủ công mỹ nghệ. Kiểu phân công công việc này được gọi đơn giản là việc của phụ nữ và việc của nam giới. Mỗi công việc của họ đều có khu vực chế tạo riêng tùy theo tính chất của công việc họ đang làm.

Người ta còn trưng bày những sản phẩm nghệ thuật thủ công độc đáo của phụ nữ trong khu vực làm việc của họ ở lễ hội Garma.

Lễ hội Garma còn tổ chức những buổi thảo luận quan trọng xung quanh tình hình người dân bản địa đang phải đối mặt.

Ngày cuối cùng của lễ hội Garma tức là trưa ngày thứ năm tính từ ngày tổ chức lễ hội được dành cho việc nhảy múa. Người bản địa gọi đây là "bunggul" – tiết mục được mọi người mong đợi nhất trong lễ hội.

Bunggul là tiết mục được mọi người mong đợi nhất trong lễ hội.

Lễ hội Garma là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân địa phương. Lễ hội này sẽ không bị đào thải mà được bảo tồn cho những thế hệ sau.

Công viên quốc gia Kakadu

Công viên quốc gia Kakadu ở miền Bắc nước Úc với nhiều cá sấu hoang dã được công nhận là Di sản Thế giới vì đây là địa thế quan trọng về môi trường sinh thái tự nhiên hay ở góc độ văn hóa.

Công viên Kakadu những tác phẩm nghệ thuật tranh vẽ do dân bản địa miêu tả thiên nhiên, con người, những bài học sinh tồn, săn bắn được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trên vách đá.

Công viên Kakadu nổi tiếng với những điêu khắc của người dân bản địa trên đá

Có nhiều công viên quốc gia ở miền bắc nước Úc như công viên Kakadu. Công viên này đang được Chính phủ và dân bản địa quản lý. Công viên quốc gia Kakadu vốn là ngôi nhà chung của dân bản địa Bininj.

Người Biniji và nhạc cụ Didgeridoo truyền thống

Người Biniji dùng thực vật làm thuốc nhuộm. Những người Binijii sử dụng những con kiến màu xanh – loại dược liệu rất tốt cho vào nước sôi giống như pha trà để uống. Hương vị của loài kiến này giống như nước chanh. Họ phải lấy cả tổ kiến xuống ép dẹp, nếu không muốn bị những con kiến cắn vào . Loại thức uống từ những con kiến màu xanh có mùi rất nồng và đã trở thành một phần trong cuộc sống của dân bản địa.

Hoa Nhi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *