Ngày 14-4-1975: Chiến dịch mang tên Hồ Chí Minh
14/04/2015Nhận được báo cáo của Quân ủy Miền về diễn biến chiến trường và kiến nghị đặt tên chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định, 17 giờ 50 ngày 14-4-1975, Bộ Chính trị gửi Bộ Chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định (điện mật số 37/TK), nội dung: “Bộ Chính trị đồng ý chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh”. Quyết định của Bộ Chính trị được phổ biến nhanh chóng đến các mặt trận, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, đồng thời khẳng định ý chí quyết chiến quyết thắng của các cánh quân trong trận quyết chiến chiến lược cuối cùng.
Ngày 13-4-1975, Chiến dịch Xuân Lộc thay đổi cách đánh
13/04/2015Chiến dịch Xuân Lộc là trận đột phá đầu tiên của Quân giải phóng vào tuyến phòng thủ trực tiếp của quân địch trên hướng Đông Sài Gòn, từ Biên Hòa - Xuân Lộc đến Bà Rịa - Vũng Tàu. Do tầm quan trọng đặc biệt của “cánh cửa thép” này, quân đội ngụy quyền Sài Gòn bố trí tại đây một lực lượng binh hỏa lực lớn với hệ thống công sự kiên cố và quyết tâm “tử thủ bằng mọi giá”.
Ngày 11-4-1975: Tiến công đảo Song Tử Tây
11/04/2015Thực hiện chỉ thị của Bộ Tổng tư lệnh về giải phóng quần đảo Trường Sa, Bộ Tư lệnh Hải quân triển khai ngay kế hoạch tiến công.
Ngày 10-4-1975, Trung ương Cục ra chỉ thị chuẩn bị tiếp quản
10/04/2015Trong lúc chỉ đạo các lực lượng vũ trang B2 tham gia cuộc tổng tiến công và nổi dậy, tham gia chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định, Trung ương Cục chỉ đạo xúc tiến công tác chuẩn bị tiếp quản.
Ngày 9-4-1975, mở màn chiến dịch Xuân Lộc
09/04/2015Thị xã Xuân Lộc là tỉnh lỵ tỉnh Long Khánh (nay thuộc tỉnh Đồng Nai), nằm cách thành phố Sài Gòn 80km về phía Đông, án ngữ trên trục đường số 1; từ đây nối với Đà Lạt qua đường 20, nối với Bà Rịa - Vũng Tàu qua đường 2 và đường 15. Nằm trong hệ thống phòng vệ Sài Gòn từ xa với các tuyến mắt xích trọng yếu Phan Rang - Xuân Lộc, Tây Ninh - Bắc Củ Chi, Long An - Bến Lức, Xuân Lộc được mệnh danh là “cánh cửa thép” trên cửa ngõ phía Đông Sài Gòn.
Ngày 8-4-1975: Thành lập Bộ Tư lệnh chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định
08/04/2015Ngày 8-4-1975, tại căn cứ Tà Thiết - Lộc Ninh, Trung ương Cục và Quân ủy Miền họp nghe phổ biến quyết định của Bộ Chính trị về việc cử 3 ủy viên Bộ Chính trị Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Văn Tiến Dũng làm đại diện của Bộ Chính trị tại mặt trận và thành lập Bộ Tư lệnh chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định.
Ngày 7-4-1975: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa”
07/04/20150 giờ 30 phút ngày 7-4-1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh ra mệnh lệnh (điện số 157/ĐK) cho các cánh quân: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ, từng phút xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng”.
Ngày 6-4-1975, đẩy mạnh tổng công kích, tổng khởi nghĩa giải phóng thành thị
06/04/2015Ngày 6-4-1975, Ban Thường vụ Trung ương cục miền Nam ra chỉ thị đẩy mạnh tổng công kích, tổng khởi nghĩa giải phóng thành thị. Chỉ thị nêu rõ: “Tình thế cách mạng trực tiếp ở thành thị đã đến, nhiệm vụ cấp bách trước mắt đã quyện làm một với nhiệm vụ cơ bản cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam”.
Ngày 3-4-1975, giải phóng Tuyên Đức, Lâm Đồng
03/04/2015Lâm Đồng thuộc Nam Tây Nguyên, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, được chính quyền Sài Gòn chia thành 2 tỉnh: Tuyên Đức (gồm các quận Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương, thị xã Đà Lạt) và Lâm Đồng (gồm các quận Bảo Lộc, Di Linh).
Ngày 2-4-1975: Giải phóng Khánh Hòa
02/04/2015Là tỉnh cực Nam Trung Trung bộ, giáp với Phú Yên ở phía Bắc, Ninh Thuận ở phía Nam và Đắk Lắk ở phía Tây, Khánh Hòa có vị trí chiến lược rất quan trọng đối với quân đội Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng hòa trong thế bố trí phòng thủ dọc ven biển miền Trung. Nơi đây có Cam Ranh, căn cứ quân sự hải - lục - không quân thuộc dạng “bất khả xâm phạm” của Mỹ.
Ngày 1-4-1975: Giải phóng Phú Yên
01/04/2015Phú Yên là tỉnh duyên hải Trung Trung bộ, qua đường số 1 giáp với tỉnh Bình Định ở phía Bắc, tỉnh Khánh Hòa ở phía Nam; qua đường số 7 giáp với hai tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk ở phía Tây. Buôn Ma Thuột thất thủ, quân địch ở Tây Nguyên theo đường số 7 tháo chạy về Phú Yên.
Ngày 31-3-1975: Giải phóng Bình Định
31/03/2015Bình Định là tỉnh duyên hải miền Trung Trung bộ, nối với Quảng Ngãi ở phía Bắc và Phú Yên ở phía Nam bằng đường số 1, với Gia Lai ở phía Tây bằng đường số 19. Sau khi Buôn Ma Thuột thất thủ, trên đường 19, địch tổ chức phòng ngự thành từng cụm, từng tuyến từ Phú Phong đến Phú An, trung tâm là cụm căn cứ Lai Nghi. Chúng còn lập hệ thống phòng thủ dọc theo bờ biển từ Diêu Trì đến đèo Cù Mông, đồng thời di chuyển một bộ phận về phía sau xây dựng tuyến phòng ngự mới tại Đèo Cả.
Ngày 30-3-1975: Trung ương Cục miền Nam chỉ đạo: Thực hiện kế hoạch giải phóng các địa phương
30/03/2015Quán triệt chủ trương của Bộ Chính trị về nắm vững thời cơ chiến lược, tập trung lực lượng vào hướng chủ yếu, hành động táo bạo, bất ngờ, giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa, ngày 29-3-1975, Trung ương Cục miền Nam tổ chức hội nghị lần thứ 15 ra nghị quyết đặc biệt về thực hiện kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Ngày 28-3-1975: Quân đội ngụy quyền Sài Gòn rút bỏ Đà Nẵng
28/03/2015Ngay khi có quyết định chính thức rút bỏ Huế ngày 24-3-1975, Tổng thống ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh bằng mọi giá phải “tử thủ” Đà Nẵng, ít nhất trong vòng 2 tuần lễ “để các đơn vị quân đội có đủ thời gian tái phối trí lực lượng và chờ hành động cứu viện của đồng minh Hoa Kỳ theo lời hứa của Nixon từ trước ngày ký Hiệp định Paris”.
Ngày 27-3-1975, thành lập Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Mặt trận Quảng Đà
27/03/2015Quảng Đà là tỉnh duyên hải Trung Trung bộ, nay gồm tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng - trung tâm kinh tế, chính trị và căn cứ liên hợp hải - lục - không quân lớn nhất miền Trung của chính quyền Sài Gòn.
Ngày 26-3-1975: Giải phóng Thừa Thiên - Huế
26/03/2015Đến tối ngày 25-3-1975, Quân giải phóng đã đập tan toàn bộ quân địch trong thành phố Huế. Sáng ngày 26-3, chiến dịch giải phóng Thừa Thiên - Huế kết thúc thắng lợi. Thừa Thiên - Huế hoàn toàn giải phóng!
Ngày 25-3-1975, Bộ Chính trị hạ quyết tâm giải phóng miền Nam trước mùa mưa năm 1975
25/03/2015Ngày 25-3-1975, khi chiến dịch Trị - Thiên và chiến dịch Nam - Ngãi còn chưa kết thúc, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương họp, nhận định: Địch dù quyết “tử thủ” vẫn không thể giữ nổi Đà Nẵng, thời cơ chiến lược đã tới, trong suốt 20 năm chống Mỹ cứu nước, chưa bao giờ thuận lợi bằng lúc này.
Ngày 24-3-1975: Giải phóng Tam Kỳ
24/03/201511 giờ ngày 24-3, thị xã Tam Kỳ được giải phóng. Tuyến đường số 1 nối Đà Nẵng với các vị trí phòng thủ phía Nam của quân địch bị chia cắt. Đà Nẵng - căn cứ liên hợp quân sự lớn nhất miền Trung của ngụy quyền Sài Gòn bị cô lập hoàn toàn!
Ngày 23-3: Giải phóng Gia Nghĩa
24/03/2015Thị xã Gia Nghĩa (thuộc tỉnh Quảng Đức, nay là tỉnh Đắk Nông), nằm về phía Tây Nam của Tây Nguyên, án ngữ đường 14 nối Buôn Ma Thuột với tỉnh Bình Phước và khởi nguồn đường số 8 nối sang tỉnh Lâm Đồng.
Ngày 22-3: Chặn đánh quân địch rút chạy khỏi Huế
24/03/2015Việc rút chạy khỏi Huế và bị Quân giải phóng bao vây chặn đánh càng đẩy nhanh quá trình suy sụp tinh thần của binh lính quân đội Sài Gòn, kế hoạch co cụm “tử thủ” ở Đà Nẵng trở nên khó thực hiện.