Bên bờ hạnh phúc

Quảng Đà là tỉnh duyên hải Trung Trung bộ, nay gồm tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng – trung tâm kinh tế, chính trị và căn cứ liên hợp hải – lục – không quân lớn nhất miền Trung của chính quyền Sài Gòn.

Sau khi Quảng Ngãi, Tam Kỳ, Huế được giải phóng, tàn quân địch chạy về Đà Nẵng. Ngày 25-3, Tổng thống ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố “tử thủ” tại đây. Tuy lực lượng còn khá đông (75.000 sĩ quan, binh lính), công sự vững chắc, nhưng thế trận đang suy tàn. Ngày 25-3-1975, Quân giải phóng mở chiến dịch tiến công giải phóng Đà Nẵng.

Bộ Tư lệnh Mặt trận bàn phương án giải phóng Đà Nẵng

 

Ngày 27-3-1975, Bộ Chính trị ra quyết định thành lập Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Mặt trận Quảng Đà làm nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ huy quân và dân địa phương: 1- Tiến công tiêu diệt toàn bộ sinh lực địch; 2- Kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị và binh vận, thực hiện tiến công và nổi dậy; 3- Giành lại toàn bộ cơ sở vật chất, phương tiện chiến tranh của địch ở căn cứ liên hợp quân sự Đà Nẵng; 4- Bảo đảm công tác hậu cần cho các lực lượng vũ trang hoạt động ở Quảng Đà; 5- Thực hiện tốt các chính sách tiếp quản, đặc biệt tại thành phố Đà Nẵng sau giải phóng.

Bộ Tư lệnh Mặt trận do Trung tướng Lê Trọng Tấn (Tổng Tham mưu phó) làm Tư lệnh, Thượng tướng Chu Huy Mân (Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 5) làm Chính ủy. Đảng ủy Mặt trận do Thượng tướng Chu Huy Mân làm Bí thư, Trung tướng Lê Trọng Tấn làm Phó Bí thư.

Ngay sau khi thành lập, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Mặt trận Quảng Đà đã khẩn trương thực hiện quyết tâm của Bộ Chính trị, lãnh đạo, chỉ huy quân và dân địa phương tổ chức thành công chiến dịch Đà Nẵng.

Nguồn: Hồ Sơn Đài ( SGGPO )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *