Bên bờ hạnh phúc

Nhưng xét cho cùng, một cuộc thi bao giờ cũng có hai vế: ban giám khảo – thí sinh / câu hỏi – câu trả lời. Đa phần chúng ta chỉ đánh giá thí sinh mà hiếm khi đặt vấn đề, liệu những câu hỏi được các nhân vật uy tín trong ban giám khảo soạn ra đã thực sự hay, có là bài toán để tìm ra người xứng đáng nhất hay chưa.

Nhìn lại những các cuộc thi hoa hậu trong nước từ nhiều năm qua, dễ dàng nhận thấy những câu hỏi đều cũ mòn. Hầu như cuộc thi nào cũng lặp lại những câu hỏi: Nếu trở thành hoa hậu, bạn sẽ làm gì? Sứ mệnh của hoa hậu là gì? Câu ca dao nào bạn thích nhất? Phẩm chất nào đáng quý nhất của người phụ nữ Việt Nam?… Những câu hỏi này thường đơn giản, nhưng vì đã quá cũ nên dễ khiến các người đẹp rơi vào tình thế khó xử. Hoặc là trả lời giống người đi trước thì bị cho là thiếu sáng tạo, hoặc là bối rối không biết trả lời thế nào.

Trong đêm chung kết Hoa hậu Hoàn vũ 2010 tại Mỹ, những câu hỏi trong phần thi vấn đáp đều khiến chúng ta không khỏi có sự so sánh. Vẫn là những vấn đề đời thường, nhưng những câu hỏi đã vượt qua vòng luẩn quẩn về hoa hậu, phụ nữ, gia đình… mà hướng đến những vấn đề mang tính đại chúng hơn, như quan điểm của thí sinh về internet với trẻ em, về án tử hình, về an ninh ở sân bay hay lĩnh vực thời trang.

Hoàn toàn không hỏi theo kiểu đánh đố, buộc thí sinh phải phô bày tri thức, nhưng ban giám khảo vẫn có thể kiểm tra được tư duy, bản lĩnh, sự nhạy cảm của thí sinh trước các vấn đề xã hội. Tri thức là thứ có thể trau dồi, làm giàu từng ngày, nhưng thái độ và trách nhiệm trước xã hội mới là điều mỗi hoa hậu cần phải có.

Theo datviet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *