Bên bờ hạnh phúc

Chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi thủy cầm nói riêng là một nghề gắn liền với cuộc sống của người dân ĐBSCL. Tuy nhiên, sự bùng phát của dịch cúm gia cầm trong những năm gần đây đã gây ra rất nhiều thiệt hại cho bà con nông dân. Do đó, đòi hỏi phải có những thay đổi về hình thức chăn nuôi nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh, ngăn ngừa mầm bệnh lưu tồn, lây lan trong môi trường. Từ đây, vấn đề an toàn sinh học trong chăn nuôi ngày càng được quan tâm nhiều hơn.

Chăn nuôi thủy cầm an toàn sinh học là việc áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, quản lý nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa vật nuôi với mầm bệnh, đảm bảo cho đàn thủy cầm khỏe mạnh và không bị dịch bệnh tấn công. Nguyên tắc cơ bản trong vấn đề thực hành chăn nuôi thủy cầm an toàn sinh học là đàn thủy cầm phải được nuôi trong một môi trường có sự bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, tất cả mọi sự di chuyển ra vào khu vực chăn nuôi phải được kiểm soát tốt.

Về các biện pháp thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi thủy cầm, trước hết cần thực hiện chế độ nuôi khép kín đối với từng hộ. Trong trường hợp nuôi thương phẩm, mỗi khu vực nuôi chỉ nên nuôi một giống và cùng độ tuổi. Việc làm này sẽ giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh chéo giữa các đàn thủy cầm với nhau. Trong trường hợp thủy cầm giống nên có các khu vực nuôi dành cho các lứa tuổi khác nhau.

Nuôi vịt chạy đồng. Ảnh minh họa

Để mầm bệnh không xâm nhập được vào đàn vật nuôi thì vấn đề chọn con giống sạch bệnh là một việc làm có ý nghĩa rất quan trọng. Trong trường hợp nuôi nhiều đàn, nhiều lứa tuổi khác nhau khi nhập con giống về phải có thời gian nuôi cách ly nhất định trước khi đưa vào trại nuôi. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, vịt chạy đồng là một hình thức nuôi thủy cầm phổ biến ở ĐBSCL. Tuy nhiên, trước nguy cơ dịch cúm gia cầm có thể bùng phát bất cứ lúc nào thì vịt chạy đồng là đối tượng dễ bị dịch cúm tấn công và là nguồn lây lan mầm bệnh. Do đó, đối với vấn đề chăn nuôi an toàn sinh học thì hình thức nuôi chạy đồng không được khuyến khích. Thay vào đó hình thức chăn nuôi có sự quản lý chặt chẽ trên một khu vực nhất định là biện pháp giúp bà con nông dân kiểm soát chặt chẽ sự xâm nhập của mầm bệnh vào đàn vật nuôi.

Để thực hiện tốt an toàn sinh học trong chăn nuôi thủy cầm thì vấn đề tiêm phòng các loại bệnh nguy hiểm là việc làm rất cần thiết. Đối với thủy cầm thì những loại bệnh nguy hiểm cần chú ý tiêm phòng là cúm gia cầm, dịch tả vịt. Bà con nông dân cần tuân thủ tốt quy trình tiêm phòng để tăng khả năng miễn dịch cho đàn vật nuôi… Ngoài những biện pháp trên thì việc vệ sinh chuồng trại, khu vực chăn nuôi, hạn chế người lạ ra vào khu vực nuôi khi không cần thiết là những việc làm góp phần hạn chế sự xâm nhập của mầm bệnh vào đàn thủy cầm. Bên cạnh đó, việc phun thuốc sát trùng thường xuyên cũng là biện pháp ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập, lưu tồn trong đàn vật nuôi hiệu quả. Khi sử dụng các loại thuốc tiêu độc khử trùng cần chú ý đến tính an toàn cho vật nuôi, đồng thời phải phun thật kỹ kể cả những vùng đệm để giảm mật số mầm bệnh ở mức thấp nhất.

 Trung Hiếu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *