Bên bờ hạnh phúc

Phát hiện tức thời ô nhiễm

Hệ thống quản lý ô nhiễm môi trường nước gồm ba thành phần chính: Các trạm cảnh báo, thu mẫu tự động (ADS) giúp tiếp nhận lệnh và truyền dữ liệu; hệ thống trung tâm điều khiển hoạt động của các trạm, quản lý và phân tích dữ liệu; trang web cung cấp thông tin quan trắc cho các bên liên quan và cộng đồng.

Hệ thống này sẽ được đặt tại các điểm thường gây ô nhiễm. Khi có hiện tượng xả thải bừa bãi, hệ thống sẽ cảnh báo và phát hiện tức thời theo quy trình: Trạm ADS phát hiện có biến đổi đột ngột của các thông số trong nước (nồng độ muối, màu sắc, độ đục, tính chất vật lý, hóa học…), nó sẽ gửi cảnh báo về trung tâm điều khiển.

Mô hình hệ thống quản lý nước đang được thử nghiệm . Ảnh: P. Tú

Mẫu nước nếu có dấu hiệu bất thường sẽ được thu vào trong trạm và đem đi phân tích.

Nguyên lý chế tạo hệ thống này có thể được sử dụng để thiết kế các hệ thống tự động thu mẫu nước, không khí phục vụ nghiên cứu hoặc quan trắc cảnh báo thiên tai (lũ quét, xâm mặn…).

Ông Bùi Cách Tuyến – Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường nhận xét, hệ thống này sẽ góp phần hạn chế việc xả thải của các doanh nghiệp. Mặt khác, trong tương lai, còn có thể áp dụng hệ thống cho những lĩnh vực khác như nuôi trồng thủy sản, cảnh báo thiên tai.

Bằng 1/10 giá thành nhập ngoại

Theo PGS. TS Hồ Thanh Phong, hiện VN đang gặp không ít khó khăn trong việc kiểm soát các điểm gây ô nhiễm bởi nhiều lý do như: Mức độ phân tán của các điểm gây ô nhiễm; sự đa dạng về tính chất của chất thải; thời điểm xả thải thay đổi liên tục, khó phát hiện.

Đặc biệt, nước ta đang thiếu một hệ thống quan trắc có khả năng cập nhật thông tin nhanh, độ tin cậy cao và cảnh báo tức thời…

Tại TP.HCM và một số khu vực lân cận, để tránh sự kiểm soát của các cơ quan bảo vệ môi trường, nhiều nhà máy, xí nghiệp thường lén lút xả bỏ chất thải tại những thời điểm khó quan sát trong ngày.

Quan trắc cảnh báo là hoạt động cần thiết nhằm quản lý, bảo vệ môi trường và tài nguyên nước bề mặt.

Về mặt khoa học, hệ thống này có thể xem là một giải pháp kỹ thuật kết hợp với quản lý một cách sáng tạo, phù hợp với điều kiện ở VN với chi phí khoảng 3.000 đô la/trạm quan trắc, rẻ hơn 1/10 giá thành hệ thống nhập ngoại.

Ông Hoàng Dương Tùng – Phó giám đốc Trung tâm quan trắc Môi trường (thuộc Tổng cục Môi trường) kiến nghị: "Nên triển khai hệ thống này càng nhanh càng tốt, trước mắt là đối với khu vực hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai".

Theo Bee.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *