Bên bờ hạnh phúc

Nhiều nước thuộc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và đối tác, hay còn gọi là OPEC+, bất ngờ thông báo sẽ cắt giảm sản lượng thêm 1,16 triệu thùng/ngày, lên mức 3,66 triệu thùng/ngày. Giới phân tích cho rằng động thái này sẽ đẩy giá dầu tăng cao, đe dọa làm chệch hướng nỗ lực hạ nhiệt lạm phát trên toàn cầu.
Trong một thông báo, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho hay nước này sẽ tự nguyện cắt giảm sản lượng dầu thêm 500.000 thùng/ngày cho tới cuối năm 2023. Bộ Năng lượng Ả-rập Xê-út sau đó cho biết sẽ cắt giảm 500.000 thùng/ngày kể từ tháng Năm tới. Tương tự, Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất, Kuwait, Iraq, Oman và Algeria cũng lần lượt công bố cắt giảm sản lượng dầu. Theo hãng tin Anh Reuters, những cam kết này đã nâng tổng lượng dầu cắt giảm của OPEC+ lên mức tương đương 3,7% nhu cầu toàn cầu.

Tác động của việc Opec+ cắt giảm sản lượng
Giới chuyên gia trong ngành dầu khí cho biết quyết định cắt giảm sản lượng nói trên đã khiến thị trường bất ngờ và diễn biến này sẽ đẩy giá dầu toàn cầu tăng vọt. Trên thực tế, giá dầu Brent Biển Bắc và dầu thô ngọt nhẹ Mỹ WTI đã tăng lần lượt 5,67 đôla/thùng và 5,41 đôla/thùng trong phiên giao dịch sáng nay tại thị trường châu Á.
“Đây là một bất ngờ lớn, có thể là dấu hiệu cho thấy mối quan tâm của OPEC+ về nhu cầu dầu. Động thái này có thể khiến giá dầu tăng thêm 10 đôla/thùng và chính phủ các nước trên thế giới còn rất ít biện pháp để ứng phó nếu giá dầu leo thang.”
Có ý kiến cho rằng, giá dầu thô tăng mạnh có thể khiến lạm phát càng trở nên khó kiểm soát, nhất là tại các nền kinh tế lớn. Nhiều khả năng các ngân hàng trung ương, trong đó có Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, sẽ thắt chặt tiền tệ hơn nữa để kiểm soát giá cả, từ đó làm tăng nguy cơ suy thoái kinh tế.
“Chúng tôi không cho rằng cắt giảm sản lượng dầu là điều nên làm ở thời điểm này, nhất là khi thị trường đang bất ổn. Đây là điều chúng tôi đã cảnh báo từ trước.”
Về dài hạn, theo giới chuyên gia, nếu giá dầu tăng lên mức 100 đôla/thùng hay 120 đôla/thùng thì sẽ khiến nhu cầu giảm xuống.
“Thay vì xuất dầu từ các kho dự trữ chiến lược để bình ổn giá dầu, nhiều nước sẽ để thị trường tự cân bằng. Theo đó, khi giá dầu quá cao, nhu cầu sẽ giảm xuống”.

Minh Thái

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *