Bên bờ hạnh phúc

Một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản hôm nay thông báo đã phát triển được loại nhựa sinh học mới, không chỉ bền mà còn phân hủy nhanh chóng trong nước biển và có thể sản xuất hàng loạt.
Theo đó, các nhà khoa học tại Đại học Kobe và một số tổ chức khác ở Nhật Bản đã phát triển loại nhựa sinh học mới được làm từ axit polylactic, một loại polyester có nguồn gốc từ tinh bột như mía, bắp.
Axit polylactic đã thu hút sự chú ý của giới khoa học như một vật liệu thay thế cho nhựa từ dầu mỏ, nhưng vật liệu này giòn, khó tạo khuôn và hòa tan. Các nhà khoa học Nhật Bản không chỉ khắc phục được nhược điểm trên mà còn bổ sung một loại vi khuẩn có khả năng sản xuất nhựa để giúp vật liệu mới có thể dễ dàng sản xuất hàng loạt.

Nhật Bản phát triển nhựa sinh học có thể sản xuất công nghiệp

Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết vấn đề rác thải nhựa trên biển. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), năm 2022, có khoảng 30 triệu tấn rác thải nhựa trên biển.
Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh việc phát triển loại nhựa sinh học mới sẽ giúp ngăn chặn hiện tượng nóng lên toàn cầu và thúc đẩy sản xuất công nghiệp những sản phẩm sinh học.

Bảo Ngọc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *