Bên bờ hạnh phúc

Các nhà nghiên cứu quốc tế vừa lần đầu tiên tạo ra được bản đồ gen của cây mía, đánh dấu một bước tiến lớn về công nghệ sinh học trong phát triển nông nghiệp.
Một hiệp hội nghiên cứu quốc tế, trong đó có các nhà khoa học làm việc tại Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Khối thịnh vượng chung (CSIRO) của Australia cho biết họ đã xây dựng được bộ gen tham chiếu hoàn chỉnh đầu tiên của giống mía lai R570 được gieo trồng rộng rãi. Thành công này đánh dấu một bước tiến lớn trong ngành công nghệ sinh học, đồng thời là lần đầu tiên bộ gen của cây mía được giải mã hoàn chỉnh.

 

Lần đầu giải mã thành công trình tự hoàn chỉnh bộ gen cây mía

Với hơn 100 nhiễm sắc thể và kích thước lớn gấp 3 lần kích thước bộ gen của con người, bộ gen của cây mía phức tạp đến mức các kỹ thuật giải trình tự gen thông thường không phát huy tác dụng. Theo tạp chí khoa học Nature, mía là cây trồng cuối cùng được giải trình tự gen.
Các nhà khoa học thuộc CSIRO cho biết nghiên cứu đột phá này sẽ giúp họ tìm ra cách chống lại các căn bệnh thường xuất hiện trên cây mía, cải thiện năng suất cây trồng cũng như tìm hiểu về những gen ảnh hưởng đến sản lượng đường của cây mía.

Bảo Ngọc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *