Sức khỏe của bạn: Khi nào cần thay khớp gối
25/10/2023Nhiều bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối rất muốn biết về giải pháp thay khớp gối. Khi nào cần phải thay khớp gối? Thay khớp gối ở đâu, với chất lượng khớp gối nhân tạo ra sao thì mới mang lại hiệu quả và an toàn dài lâu cho bệnh nhân?
Sức khỏe của bạn: Tầm soát các bệnh ung thư thường gặp ở nữ giới
18/10/2023Mỗi năm, Việt Nam ghi nhận hơn 200.000 ca mắc mới, trong đó ung thư vú chiếm hơn 21.000 ca và hơn 4.000 ca ung thư cổ tử cung. Đáng quan tâm là cả 2 loại ung thư này đang có xu hướng trẻ hóa, có trên 1/2 số ca phát hiện ở giai đoạn muộn, trong khi đây là hai loại ung thư có hiệu quả điều trị khả quan nếu được phát hiện sớm. Chính vì thế, tầm soát các bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ là cách giúp chẩn đoán ung thư ở giai đoạn đầu và việc điều trị có nhiều khả năng thành công hơn.
Sức khỏe của bạn: Giải pháp bảo vệ khớp gối
11/10/2023Một trong những bệnh lý đi cùng với tuổi thọ đó chính là các bệnh xương cơ khớp. Trong đó thoái hóa khớp gối là căn bệnh phổ biến. Các chuyên gia luôn khuyến cáo: đối với thoái hóa khớp gối thì áp dụng các giải pháp điều trị bảo tồn vẫn là ưu tiên hàng đầu. Hiện nay với sự tiến bộ của y học, chúng ta có nhiều gỉai pháp bảo tồn khớp gối hiệu quả, mang lại chất lượng
Sức khỏe của bạn: Phòng trị đau mắt đỏ
04/10/2023Dịch đau mắt đỏ đang lan rộng ở nhiều tỉnh thành. Riêng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã ghi nhận hàng trăm ca đến khám tại các cơ sở y tế, trong đó phần lớn là trẻ em. Bệnh đau mắt đỏ đang lây lan với tốc độ cao. Mặc dù là bệnh lành tính nhưng đã ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, lao động, học tập. Đặc biệt, nếu người bệnh không thăm khám sớm và điều trị kịp thời có thể xảy ra biến chứng, ảnh hưởng đến thị lực về sau.
Sức khỏe của bạn: Những tiến bộ trong phẫu thuật thay khớp gối
27/09/2023Hiện nay, với sự tiến bộ của y học trong thay khớp gối đã đem đến chất lượng cuộc sống cho người lớn tuổi ngày càng tốt hơn. Nếu trước đây, người lớn tuổi khó khăn trong di chuyển, thậm chí là nằm một chổ vì thoái hóa khớp gối, thì giờ dây việc thay khớp gối đã giúp người cao tuổi có thể đi lại sinh hoạt một cách bình thường. Giúp người lớn tuổi cảm thấy tự tin, sống vui, sống khỏe với tuổi thọ của mình.
Sức khỏe của bạn: Hội chứng rối loạn Tic ở trẻ em và cách phòng ngừa
20/09/2023Cuộc sống ngày càng hiện đại, nhiều cha mẹ bận rộn với công việc, không có thời gian chăm sóc và vui chơi với con nên thường cho trẻ xem, sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại từ rất sớm. Đặc biệt, khi dịch COVID-19 xảy ra, trẻ phải ở nhà học online nên cũng hình thành thói quen sử dụng các thiết bị điện tử. Việc sử dụng các thiết bị này trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, trong đó có rối loạn Tic (là những cử động bất thường của các cơ, lặp đi lặp lại không kiểm soát được).
Sức khỏe của bạn: Tầm soát tật khúc xạ cho học sinh
13/09/2023Với áp lực học tập cùng với sự tiếp cận thường xuyên các thiết bị điện tử như ti vi, điện thoại, máy tính nên những năm gần đây, tình trạng trẻ em mắc tật khúc xạ ngày càng trở nên phổ biến. Khi trẻ mắc tật khúc xạ sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập và sinh hoạt. Vì thế, việc cải thiện, điều trị và phòng ngừa sớm cho trẻ là hết sức cần thiết.
Sức khỏe của bạn: Giải pháp hiện đại điều trị sạm và nám da
06/09/2023Nám là một bệnh lý khá phổ biến nhưng vẫn chưa có phương pháp nào thật sự tối ưu. Gần đây, với các nghiên cứu đột phát về mặt khoa học lẫn công nghệ, y học đã có một liệu trình điều trị nám da hiện đại và hiệu quả. Phối hợp giữa laser công nghệ cao và Exosome tế bào gốc giúp giảm nám một cách khoa học và hiệu quả.
Sức khỏe của bạn: Tầm soát và chữa trị sớm tật mất thính lực hoàn toàn ở trẻ em
30/08/2023Đã có nhiều sự đáng tiếc của việc không sớm phát hiện tật mất thính lực hoàn toàn, tức là tật điếc ở trẻ sơ sinh.. Một số trường hợp trẻ có thể lúc nhỏ nghe nói tốt, nhưng khi lớn lên bỗng nhiên bị khiếm thính hoặc mất thính lực hoàn toàn đột ngột, dễ bị chẩn đoán nhầm là trẻ chậm phát triển. Vậy hiện nay, ngành y đã có những tiến bộ ra sao trong việc tầm soát khiếm thính cho trẻ nhỏ? Và khi nào chúng ta cần cho trẻ đi tầm soát? Đặc biệt, khi phát hiện ra trẻ khiếm thính, thì giải pháp chữa trị hiện nay ra sao?
Sức khỏe của bạn: Tầm soát lao phổi
23/08/2023Lao phổi là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây tử vong cao. Bệnh lao phổi thường kéo dài âm thầm và phát hiện muộn. Do đó, từ khi phát bệnh đến khi tử vong đã lây sang rất nhiều người khác. Vì vậy, việc chủ động tầm soát và điều trị sớm không những cứu sống người bệnh mà còn giảm nhanh nguồn lây lan cho cộng đồng.
Sức khỏe của bạn: Những giải pháp giảm cân hiệu quả
16/08/2023Thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ cao của các bệnh lý tim mạch, chuyển hóa, cũng như cơ xương khớp. Nhiều người hiện đang đi tìm các giải pháp để giảm và kiểm soát tốt cân trọng hợp lý cho mình. Thực tế là vẫn còn nhiều người thực hiện các giải pháp không khoa học, để lại những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
Sức khỏe của bạn: Biến chứng xẹp đốt sống do loãng xương
09/08/2023Loãng xương là một loại bệnh thầm lặng với nhiều biến chứng rất nguy hiểm. Trong đó, biến chứng xẹp đốt sống không chỉ gây đau nhức dữ dội, mà nó có thể gây tàn phế cho người bệnh về sau.
Sức khỏe của bạn: Điều trị biến chứng do loãng xương ở người lớn tuổi
02/08/2023Khi lớn tuổi, nhiều bộ phận sẽ dần lão hóa. Một trong những thoái hóa xương khớp nhiều người lớn tuổi lo sợ nhất chính là thoái hóa khớp háng. Bởi nó rất dễ dẫn đến những chấn thương, phổ biến nhất chính là tình trạng gãy cổ xương đùi. Và việc chữa trị rất khó khăn. Vì vậy, người lớn tuổi rất cần có những kiến thức để tự bảo vệ mình trước những chấn thương do thoái hóa khớp háng gây ra.
Sức khỏe của bạn: Loãng xương - những biến chứng nguy hiểm
26/07/2023Loãng xương là một bệnh thầm lặng với nhiều biến chứng rất nguy hiểm. Vấn đề phòng chống loãng xương vẫn chưa được mỗi người quan tâm sớm. Đợi đến khi có tuổi thì rất dễ xảy ra gãy xương và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt. Nhất là phụ nữ.
Sức khỏe của bạn: Phòng tránh tai nạn thương tích ở trẻ em
19/07/2023Tai nạn thương tích là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng tàn tật suốt đời cho trẻ. Phần lớn các trường hợp tai nạn thương tích ở trẻ em là do sự bất cẩn của người lớn. Với bản tính thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức, kỹ năng phòng tránh nên trẻ em rất dễ bị tai nạn thương tích. Chính vì vậy, đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ là rất cần thiết.
Sức khỏe của bạn: Dinh dưỡng phòng chống suy thận mạn
12/07/2023Trong quá trình chăm sóc và chữa trị cho bệnh nhân bị suy thận mạn, các chuyên gia luôn khuyến cáo bệnh nhân cần có kiến thức và tuân thủ về chế độ dinh dưỡng riêng cho bệnh suy thận mạn.
Sức khỏe của bạn: Chủ động phòng ngừa sốt xuất huyết
05/07/2023Hiện nay thời tiết đã vào mùa mưa. Đây là môi trường thuận lợi cho muỗi vằn phát triển gây bệnh sốt xuất huyết. Mặc dù đây là căn bệnh diễn biến hàng năm, cao điểm vào mùa mưa và là bệnh nguy hiểm nhưng người dân vẫn chủ quan trong việc diệt muỗi, diệt lăng quăng, môi trường sống chưa thông thoáng khiến cho dịch sốt xuất huyết chưa được quản lý một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh vẫn còn chưa hiểu rõ về căn bệnh này, khi trẻ có biểu hiện ban đầu thường nhầm lẫn với một số bệnh khác và một số tự điều trị tại nhà nên dẫn đến một số ca rơi vào trường hợp nặng, thậm chí tử vong.
Sức khỏe của bạn: Rung nhĩ và biến chứng đột quỵ não
28/06/2023Hằng năm, căn bệnh rung nhĩ là một trong những nguyên nhân có thể dẫn dến biến chứng đột quỵ não. Một khi xảy ra đột quỵ thì rất dễ để lại tàn phế thậm chí tử vong. Trong khi đó, với sự tiến bộ của y học ngày nay, chúng ta hoàn toàn có thể sớm tầm soát phát hiện và điều trị căn bệnh rung nhĩ một cách triệt để.
Sức khỏe của bạn: Muối và bệnh cao huyết áp
21/06/2023Các chuyên gia đã cảnh báo: thói quen ăn quá nhiều muối hiện nay của người Việt Nam là một trong những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến bệnh cao huyết áp và những biến chứng tim mạch, não.
Sức khỏe của bạn: Phòng ngừa bệnh tay chân miệng
14/06/2023Từ đầu năm đến nay cả nước đã ghi nhận trên 9.000 trường hợp mắc tay chân miệng ở trẻ em, trong đó đã có 3 trường hợp tử vong. Đáng chú ý là số ca mắc tay chân miệng có xu hướng gia tăng nhanh trong những tuần gần đây. Trước nguy cơ bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này, để bảo vệ sức khỏe của trẻ thì các bậc phụ huynh cần phòng ngừa, chăm sóc trẻ ra sao?