Bên bờ hạnh phúc

Có lần nghe câu tục ngữ Việt Nam : “Khôn ăn cái, dại húp nước”, tôi đã có ý ngờ vực, cho rằng đấy là câu nói của kẻ tham ăn muốn lừa gạt những người khác, bởi tôi quan niệm những gì béo bổ đã biến thành “nước, phần “cái” đâu còn gì nữa? Tôi cảm nghĩ với tư cách của người Tây phương quen ăn món súp nên không hiểu được người Việt. Mãi về sau này, nghiên cứu tục ngữ của họ, tôi gặp được câu : “Ăn lấy đặc, mặc lấy bền” và chợt hiểu rõ tinh thần thiết thực trong cách ăn uống thường ngày của họ.

Người Việt – ở đây nói người bình dân, đông đảo, làm nền tảng cho xã hội – thích những cái gì vững chắc, có thể chịu đựng lâu dài để sống, và họ vẫn muốn no bụng, chặt bụng hơn là ăn đồ lỏng lẻo, nhẹ nhàng dầu nó béo bổ, ngọt ngào. Tiếng “cái” mà họ chỉ định chất đặc hay là cái xác của các đồ ăn, là một tiếng dùng rất có ý nghĩa, nếu ta biết rằng ở trong nguồn gốc ngôn ngữ tiếng ấy có nghĩa là mẹ, là những gì rất chính đáng, quan trọng. Người Việt vẫn nói : “Con dại, cái mang”, vẫn gọi con đường lớn nhất là con đường cái, dòng sông to nhất của họ là con sông cái. Khi nói : “Khôn ăn cái”, rõ ràng là họ muốn dành cho món ăn đó một sự đề cao, trọng thể.

A. Pazzi – Theo sách Người Việt cao quý

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *