“Quan Vân Trường” công chiếu chưa đầy 10 ngày đã lập kỷ lục 17 triệu đô la (110 triệu NDT) doanh thu phòng vé. Tuy nhiên, bên cạnh đó tác phẩm cũng liên tiếp gặp phải chất vấn về mặt chất lượng nội dung từ phía khán giả khó tính. Trong số hàng loạt thắc mắc của người xem, tiêu biểu nhất phải kể tới những ý kiến đánh giá nhận xét về sự xuất hiện của diễn viên nữ hư cấu, quan hệ “nhạy cảm” giữa Quan Vân Trường,Tào Tháo và sự trung nghĩa liêm chính của vị tướng tài hoa này.

Để hồi đáp những chất vấn từ dư luận, mới đây đạp diễn Mạch Thiệu Huy đã có buổi trả lời phỏng vấn với QQ trong chương trình “Điện ảnh – mặt đối mặt” để giải tỏa mọi chất vấn cho khán giả.

1. Tướng mạo Quan Vân Trường

 

Tướng mạo diễn viên, đạo cụ tạo hình của nhân vật đều không làm khán giả hài lòng

 

“Tam quốc diễn nghĩa” miêu tả rõ nhân vật Quan Vân Trường: Thân cao 9 thước (xấp xỉ 2,07 mét), râu dài 2 thước, mặt đỏ, mắt phượng… Hình ảnh này dù chưa có văn bản hình ảnh lịch sử chứng thực nhưng từ lâu đã đi vào tâm trí mọi người và dần được “mặc định” đánh dấu. Trong hàng loạt các tác phẩm khai thác câu chuyện “Tam quốc”, nhân vật Quan Công đều được xây dựng dựa trên hình dung quen thuộc trên. Tuy nhiên trong tác phẩm mới nhất “Quan Vân Trường”, nam diễn viên chính Chân Tử Đan không hội tụ các yếu tố tiêu chuẩn (hình thể cao to hơn người) và đồng thời cũng không được bố trí tạo hình thích hợp (mặt đỏ như gấc…). Bên cạnh đó, vũ khí tiêu biểu của Quan Công – thanh long đao nặng 84 Jin (42 kg thời nay) lại chỉ có vẻ ngoài mờ nhạt như 1 thanh đao thông thường. 

 

Chân Tử Đan là lựa chọn thích hợp duy nhất cho "Quan Vân Trường"

 

 Trước chất vấn này, đạo diễn Mạch Thiệu Huy khẳng định phim thương mại Hồng Kông việc lựa chọn diễn viên mang tính quyết định tới thành tích doanh thu phòng vé; tiếp theo sau đó là yếu tố thần sắc tương đồng. Lấy ví dụ Lưu Đức Hoa từng được mời thủ vai Triệu Vân, Lý Liên Kiệt được đảm nhiệm Hoàng Phi Hồng… mặc dù cả các diễn viên này đều không thực sự ăn khớp với ấn tượng của công chúng về 2 nhân vật được giao.

Bên cạnh đó đạo diễn cũng nhấn mạnh trong làng giải trí Hoa ngữ và nếu bó hẹp tập trung lại trong nhóm sao phim hành động võ thuật “vừa biết đánh võ vừa hút khách”, ngoài Chân Tử Đan không còn người xứng đáng để lựa chọn.

2. Lời thoại gợi liên tưởng “Brokeback mountain”

 
Tào Tháo (Khương Văn) liên miệng nói với Quan Vân Trường (Chân Tử Đan): Tôi thích anh

 

Hình ảnh Tào Tháo không được công chúng ưa thích và thường bị đem ra làm biểu tượng cho sự dối trá, vô liêm sỉ. Tuy nhiên, cách miêu tả nhân vật này trong bộ phim mới lại khiến người xem phẫn nộ bởi sự “mập mờ” trong diễn giải mối quan hệ “nhạy cảm” giữa Tào Tháo với Quan Vân Trường. Điển hình nhất phải kể tới những phân đoạn Tào Tháo dùng cách thức biểu đạt hiện đại để thể hiện tình cảm, ra lời dụ dỗ lôi kéo Quan Vân Trường “về phe” mình: “Tôi thích anh – dám yêu dám hận, dám làm dám chịu”. Khi Quan Vũ thoái thác lảng tránh: “Tôi không có nhà”, Tào tháo tiếp lời: "Tôi tặng anh một mái nhà”. Liên tục lặp lại những cụm từ “sến” ướt át “Tôi thích anh”, “Tôi mong chờ anh”… gây phản cảm cho khán giả. 

 

Khán giả không có thiện cảm dành cho Khương Văn vai Tào tháo

 

Trước những nhận xét về lời thoại gợi liên tưởng tới mối quan hệ nhạy cảm của 2 nhân vật chính, đạo diễn Mạch Thiệu Huy giải thích: “Ngay từ khi đưa Khương Văn vào vai Tào tháo, bộ phim này đã chính thức chuyển đổi từ “độc diễn” của Quan Vân Trường thành “song hùng”. Hình thức làm phim này tại Hồng Kông không phải là điều hiếm thấy. Thậm chí trong lịch sử cũng từng xuất hiện nhiều vai diễn, nhân vật và quan hệ “Nam nam chi tình”. Ví như các tác phẩm thập niên 70 của Trương Triệt hay như gần đây nhất, trong “Thích mã” thì Trương Văn Tường cũng bị nghi ngờ yêu thầm Mã Tân Di… ".

Trong “Quan Vân Trường”, cách thể hiện tình cảm mà Tào tháo dành cho Quan Vũ chỉ đơn giả là “thấy anh hùng, trọng anh hùng”. Câu thoại: “Đương nhiên anh làm anh hùng còn tiểu nhân thì để tôi” thực tế muốn lột tả nghĩa khí giang hồ và chứng minh Tào tháo là người biết và rất coi trọng kẻ hiền tài”.

“Phim song hùng đại đa số đều gặp phải nghi vấn này nhưng chung quy vẫn đi tới kết luận: tin thì có không tin thì không có”.

3. Quan Vân Trường yêu tiểu thiếp của Lưu Bị  

 

Tôn Lệ vai Kỳ Lam

 

 Tôn Lệ vào vai nhân vật hư cấu Kỳ Lam – người vợ chưa lên kiệu hoa của Lưu Bị và đồng thời là người con gái cùng quê được Quan Vân Trường “thầm yêu trộm nhớ” thời trai trẻ. Khi Kỳ Lam trở thành “tiểu thiếp” của Lưu Bị, Quan Vũ đành giấu kín tình cảm trong lòng. Tào tháo “nhìn thấu” được tâm sự này đã sử dụng thuốc kích dục làm Quan Vũ có những hành động “sàm sỡ”. Kết thúc trường đoạn này, Kỳ Lam dùng dao nhọn đâm thẳng vào Quan Vân Trường để ngăn chặn cơn mê loạn thiếu lý trí.

 

Mối quan hệ mới giúp khán giả cảm nhận, hiểu rõ hơn tính cách bản chất nhân vật

 

Giải thích cho sự sắp xếp nội dung của nhân vật hư cấu, đoàn làm phim khẳng định không hề có ý định chạy theo “mốt” tình tiết "nóng" của phim điện ảnh đương đại. Cách thực hiện trên chỉ nhằm mục đích tăng thêm mâu thuẫn nhân vật, biểu đạt rõ nét chân thực hơn nữa tính cách bản chất rõ rệt của từng phân vai quan trọng.
 

Theo 24h
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *