Bỏ lỡ các mũi vaccine đầu đời khiến trẻ dễ nhiễm bệnh, gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và tương lai.

Đó là khuyến cáo của các chuyên gia: BS Trương Hữu Khanh – Phó Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm, TP.HCM; BS.CKI Bạch Thị Chính – Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC; BS.CKII Phan Thị Thu Minh – Phó trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội trong Chương trình Tư vấn trực tuyến “Những vaccine quan trọng trẻ không thể thiếu trong năm đầu đời”, tối 16/6/2023.

Các chuyên gia tư vấn và giải đáp thắc mắc cho các phụ huynh trong chương trình Tư vấn trực tuyến: Những vaccine quan trọng trẻ không thể thiếu trong năm đầu đời”

Đừng đợi “mất bò mới lo làm chuồng”

Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên nếu bị các mầm bệnh tấn công, dù được điều trị kịp thời vẫn có thể để lại di chứng vĩnh viễn, ảnh hưởng phát triển trí tuệ, thể chất, thậm chí tử vong. Trẻ càng nhỏ mắc bệnh càng nặng, biến chứng càng cao.

Tiếp theo, không chỉ trẻ sơ sinh, những đối tượng trẻ em từ 6 tháng trở lên và bắt đầu tiếp xúc với môi trường bên ngoài cũng dễ bị mầm bệnh tấn công. BS Phan Thị Thu Minh giải thích sau 6 tháng trẻ bắt đầu biết bò, sờ mó rất nhiều đồ vật xung quanh và bắt đầu ăn dặm.

Bên cạnh đó, hiện nay, cuộc sống hiện đại nên một số nhà giữ con đến 2 tuổi chỉ ở trong nhà và ít tiếp xúc bên ngoài bởi vì sợ, thậm chí 2 tuổi chưa cho đi học nên các bé tạm thời ít ốm hơn. Tuy nhiên, với các trẻ này, nếu được cho tiếp xúc bên ngoài mà chưa được tiêm vaccine đầy đủ thì trẻ sẽ có nguy cơ “trả nợ miễn dịch” và bị nhiều bệnh tấn công.

“Việc tiếp xúc với mầm bệnh là không thể tránh khỏi. Do vậy, trẻ ở mọi lứa tuổi cần được tiêm vaccine phòng bệnh chủ động chứ không nên đợi trẻ mắc bệnh thì mới nghĩ đến vaccine”, BS Thu Minh nhấn mạnh.

Chi phí dành cho tiêm chủng thấp hơn rất nhiều lần so với chi phí điều trị và chăm sóc y tế nếu chẳng may trẻ mắc bệnh. Tiêm chủng là khoản đầu tư tài chính khôn ngoan. Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), mỗi 100 USD (khoảng 2,5 triệu đồng) đầu tư vào tiêm chủng giúp tiết kiệm 1.600 USD (khoảng 40 triệu đồng) chi phí khám và điều trị khi trẻ mắc bệnh.

BS Trương Hữu Khanh khuyến cáo trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch non yếu, nếu mắc bệnh sẽ dễ diễn tiến nặng, biến chứng nghiêm trọng.

Tiêm phòng không bao giờ là thừa

Chia sẻ về những vaccine trẻ không thể bỏ lỡ trong năm đầu đời, BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: Hiện nay chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) có 10 loại vaccine tiêm và uống miễn phí cho trẻ. Tuy nhiên, các vaccine này chủ yếu tập trung vào những tháng đầu đời và phòng bệnh cơ bản, lịch tiêm chủng cố định cùng những điều kiện khó khăn của chương trình TCMR khiến nhiều trẻ chưa được tiếp cận đầy đủ.

Bên cạnh đó, có rất nhiều loại vaccine quan trọng khác trẻ cần được tiêm chưa có trong chương trình TCMR như vaccine phòng viêm phổi và các bệnh do phế cầu khuẩn, vaccine ngừa tiêu chảy cấp do Rotavirus, vaccine cúm, vaccine thủy đậu, vaccine phòng viêm màng não mô cầu…

BS Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Liên chi hội Bệnh Truyền nhiễm TP.HCM cho hay, hiện còn có những phụ huynh suy nghĩ rằng: “Không thấy ai bị thôi mình đừng chích”. Đó là suy nghĩ rất nguy hiểm và dễ khiến con nhiễm bệnh lúc nào không hay.

Riêng bệnh bại liệt, bác sĩ Khanh cho biết, ở Việt Nam vào những năm 90 đã thanh toán xong, nhưng xung quanh các nước vẫn còn. Mới đây, WHO thông tin bệnh bại liệt nếu không tiêm ngừa hiệu quả rất dễ quay trở lại. Do đó, nhiều nước tiên tiến hiện nay đề nghị người lớn tuổi phải đi tiêm ngừa bại liệt. Còn trẻ nhỏ khuyến cáo tiêm nhắc từ 18 tháng tuổi.

“Chúng ta nên biết, virus vi khuẩn luôn chực chờ mình suy yếu miễn dịch sẽ tấn công. Nên việc tiêm phòng không bao giờ là thừa, cho dù xung quanh không có bệnh thì vẫn phải tiêm”, vị bác sĩ nhấn mạnh.

Hiện VNVC đang cung cấp đầy đủ các loại vaccine có công dụng phòng bệnh như chương trình TCMR và các loại vaccine quan trọng khác đầy đủ cho trẻ, trường hợp vaccine chương trình TCMR chưa đáp ứng kịp thời, phụ huynh có thể cho trẻ tiêm chủng dịch vụ để thay thế. Chẳng hạn, thay vì tiêm vaccine 5 trong 1, trẻ có thể tiêm vaccine 6 trong 1 mà không cần phải bổ sung thêm vaccine bại liệt, giúp tiết kiệm công sức, thời gian, giảm số lần đau cho trẻ. Bên cạnh đó, vaccine 6 trong 1 có thành phần ho gà vô bào nên hạn chế tối đa phản ứng không mong muốn và ít sốt sau tiêm cho trẻ.

BS.CKI Bạch Thị Chính nhấn mạnh, chủ động bảo vệ sức khỏe bằng vaccine là quyền lợi của trẻ em và là tình thương, trách nhiệm của cha mẹ và cộng đồng.

“Bệnh dịch không chừa một ai, do đó người dân cần chủ động cho tiêm vaccine sớm, đủ mũi, đúng lịch. Đặc biệt, với một số vaccine có giới hạn nhất định về độ tuổi như Rotavirus, nếu bỏ lỡ mốc thời gian tiêm chủng trẻ sẽ không có miễn dịch vì không còn loại vaccine khác để thay thế.” BS Bạch Thị Chính nhấn mạnh.

Với thắc mắc “Trẻ bị trễ lịch chủng ngừa thì có thể tiêm/uống gộp nhiều vaccine cùng lúc được không?”, BS Chính giải đáp: Với những trẻ bị trễ lịch tiêm hoặc chưa tiêm vaccine, trẻ có thể được tiêm gộp nhiều loại vaccine để kịp bổ sung miễn dịch. Việc tiêm chủng cùng lúc nhiều vaccine tạo hiệu quả miễn dịch như tiêm chủng riêng lẻ từng loại vaccine và không làm quá tải hệ miễn dịch cũng như sức khỏe của trẻ. Trong bối cảnh nhiều địa phương khan hiếm vaccine, rất nhiều trẻ em bị gián đoạn tiêm chủng, tăng nguy cơ mắc bệnh và biến chứng nên việc tiêm gộp nhiều vaccine sẽ giúp trẻ tạo miễn dịch toàn diện. Theo các chuyên gia, các trường hợp kết hợp đồng thời nhiều vaccine có thể đáp ứng miễn dịch tốt và có phản ứng sau tiêm chủng tương đương như tiêm chủng từng vaccine riêng lẻ.

BS Bạch Thị Chính nhấn mạnh: “Hệ thống tiêm chủng VNVC với 113 trung tâm trên toàn quốc luôn cam kết đem đầy đủ vaccine về với người dân dù nhiều nơi đang khan hiếm. Phụ huynh có thể đưa trẻ đến các Trung tâm tiêm chủng VNVC để được tư vấn và hướng dẫn những loại vaccine cần tiêm thêm cho trẻ”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *