Sự đa dạng và thống nhất về văn hóa ở Vĩnh Long thể hiện qua đặc điểm ngôn ngữ (3)
09/10/2008b/ Âm đệm
Giống như ở các địa phương Nam bộ khác, trong ngôn ngữ của những người nông dân, yếu tố được gọi là âm đệm rụng mất. Có một số biến đổi do hiện tượng hỗn dung (fusion) giữa âm đệm với các yếu tố khác trong âm tiết, ví dụ : doanh®danh, chuyền®chiền, hàng loạt®hàng lọt, khuya®phia…
c/ Phần vần
Cách phát âm phần vần ở địa phương Vĩnh Long về cơ bản giống với cách phát âm ở Nam bộ nói chung, đó là : không phân biệt các phụ âm -n/-ng, -t/-c ở cuối âm tiết. Phụ âm -nh cuối được phát âm thành -n, chẳng hạn : “inh”, “anh” được phát âm thành [in], [ăn], các vần iêm-iêp, ươm-ươp được phát âm thành im-ip, ưm-ưp…
Ngoài những đặc điểm chung giống như tiếng nói ở các địa phương Nam bộ khác, phần vần ở địa phương Vĩnh Long có một số điểm đáng chú ý sau :
+ vần ươi-ưi được phát âm ưi (bán nguyên âm cuối -i được phát âm gần giống bán nguyên âm -ư dòng giữa [i]. Cách phát âm này rất giống cách phát âm ở khu vực Đông Nam bộ (Củ Chi, Tây Ninh… )
+ vần oi được phát âm phân biệt với ôi khá rõ. Cả hai cách phát âm ưi-ươi thành ưi, phân biệt oi/ôi là dấu vết của cách phát âm miền Nam Trung bộ.
3/ Về từ vựng
a/ Những từ chỉ sông nước
Những từ chỉ sông nước ở khu vực Vĩnh Long nói riêng và ĐBSCL nói chung rất phong phú. Nhiều trường hợp, người địa phương khác có thể không hiểu được :
– mà : chỗ nước đục, cá nằm
– búng : khúc quanh của dòng sông
– xẻo : rạch cùng, dùng để chứa ghe
– trấp : rún bưng…
b/ Những từ gốc Khmer
Việc tiếp xúc chặt chẽ với văn hóa – ngôn ngữ Khmer đã để lại một số lượng từ vựng đáng kể trong tiếng Việt Vĩnh Long nói riêng và Nam bộ nói chung :
– đặt xà-ngôn < xà-ngộm : để yên một chỗ
– cà-ràng < kran : bếp
– xà-búp : lao có 3 mũi, dùng để chĩa cá
– xà-neng : ky xúc tép…
c/ Những từ gốc Hoa
Những từ gốc Hoa ở Vĩnh Long cũng là những từ chung cho cả khu vực Nam bộ và được dùng phổ biến như những từ thuần Việt, chẳng hạn như tiệm (< điếm), ké (<ký), hên (<hạnh), xui (<tai)…
d/ Một số từ địa phương tiêu biểu
– nhóc : nhiều
– chàm vàm : lớn
– nghề hạ bạc : nghề chài lưới
– trèn ơi : trời ơi
– chế : bỏ qua, cho qua
– rồi công : làm xong việc
– hung : nhiều
– lúa nhóng trổ : lúa sắp trổ
– bánh giấy : bánh tráng
– cù lai : biên lai
– ghe cui : ghe miệt Cao Lãnh, Đồng Tháp
– ghe lườn : độc mộc…
TS Nguyễn Văn Huệ – Theo sách Tìm hiểu Văn hóa Vĩnh Long