Mafia đã trở thành chủ đề ám ảnh Puzo gần như suốt đời. Những cố gắng nghệ thuật của ông nhằm cứu ngòi bút thoát khỏi cái thế giới có nguồn gốc từ đảo
Vượt khó đi lên
Mario Puzo sinh ngày 15/10/1929 tại
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Puzo từng phục vụ trong lực lượng hải quân Mỹ ở Đông Á và ở Đức. Sau chiến tranh, ông vào học ở Trường Đại học Columbia ở New York rồi làm việc trong các cơ quan chính phủ ở New York và ở nước ngoài tới gần hai mươi năm. Từ năm 1963, ông mới bắt đầu bước vào công việc làm báo với vai trò một phóng viên ngoài biên chế, chuyên viết những chuyện phiêu lưu, rồi dần dà trở thành người viết văn chuyên nghiệp. Ông cũng từng là người viết cho chuyên mục phê bình văn học trên tờ New York Times, điều mà về sau, mỗi khi nhắc lại, ông vẫn lấy làm hãnh diện…
Tác phẩm đầu tay của ông là "Miền bóng tối", xuất bản năm 1955. Cốt truyện diễn ra ở nước Đức sau chiến tranh thế giới thứ hai, xoay quanh mối tình của một người lính Mỹ trở về từ chiến trường với một cô gái Đức. Tiểu thuyết tiếp theo là "Đất tiền đất bạc", in năm 1965, viết về công cuộc mưu sinh vất vả cực nhọc của những người Italia nhập cư vào Mỹ trong những năm Đại suy thoái…
Bước vào tuổi gần ngũ thập, đang giữ chân viết cho các tạp chí ba truyện phiêu lưu một tháng, chưa kể đến những đoạn phê bình sách. Puzo cảm thấy mình đã biết hết tất cả những mánh lới trong nghề cầm bút: "Tôi đã như một nhà điền kinh đang trong thời kỳ sung sức nhất, có thể làm tất cả những gì mong muốn. Thế mới tuyệt làm sao!..".
Và khi nghe được lời khuyên: "Ông luôn cho rằng ông có thể viết một cuốn best-seller bất cứ lúc nào ông muốn. Vậy thì ông viết đi!", ông đã ngồi vào bàn và "Bố già" đã ra đời và được in năm 1969. Chính tiểu thuyết này đã mang lại vinh quang toàn cầu cho Puzo, dẫu ông vẫn coi "Đất tiền đất bạc" là tác phẩm hay hơn nó. Nhân vật chính trong "Bố già" – Don Corleone – thể hiện cuộc đấu giành quyền lực trong thế giới ngầm. Trọng tâm chú ý của nhà văn là những gì được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác dưới ảnh hưởng biến đổi của thời cuộc…
Trong nhiều năm liền, "Bố già" đã trở thành sách best-seller. Năm 1972, đạo diễn gạo cội ở Hollywood là Francis Coppola đã chuyển thể cuốn sách này thành phim (kịch bản do chính Puzo viết) với sự tham gia diễn xuất của những ngôi sao hàng đầu…
Năm 1991, Puzo đã bị một cơn đột qụy tưởng chết ở
Trước lúc qua đời, Puzo đã kịp hoàn thành tập sách nữa về mafia, đó là tiểu thuyết "Luật Omerta" và sách đã được xuất bản vào năm 2000. Năm 2001, bản thảo tiểu thuyết cuối cùng của ông "Gia đình" đã được vợ ông hoàn thành và cho in.
Ông có vợ và 5 con.
Không định mà thành
Sinh thời, Puzo từng thú nhận rằng, ông viết kịch bản phim "Bố già" chỉ đơn thuần là do những câu thúc về tài chính. Để có tiền chu cấp cho gia đình, ông đã bán kịch bản này cho hãng phim
Khi "Bố già" đã tới tay bạn đọc, Puzo tâm sự: "Tới giờ tôi đã viết được ba tác phẩm. "Bố già" còn lâu mới là cuốn hay nhất trong số này. Tôi viết nó chỉ để kiếm tiền… Tôi đã 45 tuổi rồi và tôi mệt làm nhà văn. Ngoài ra, tôi còn phải gánh món nợ 20 triệu USD… Cần phải trưởng thành hơn và bắt đầu kiếm sống. Và như Lenny Bruce (đạo diễn, người viết kịch bản, nghệ sĩ lừng danh ở
Một lần một nhà văn quen biết chạy vào chỗ tôi. Tôi cho anh ấy đọc một số trang bản thảo cuốn "Đất tiền đất bạc" của tôi. Sau một tuần anh ấy quay trở lại và tuyên bố rằng, tôi là nhà văn vĩ đại. Tôi rất dễ chịu khi nghe những lời như thế và tôi đã đãi anh ấy một bữa trưa ngon lành trong nhà hàng. Sau bữa ăn, tôi kể cho anh bạn một số câu chuyện về mafia và đọc cho anh ấy nghe một số đoạn trong "Bố già". Anh ấy đã rất sửng sốt… Một tuần sau anh ấy tới và bảo rằng đã sắp xếp cho tôi một cuộc gặp với chủ một nhà xuất bản.
Trong cuộc gặp đó tôi cũng kể rất nhiều và rất lâu các câu chuyện về mafia. Có lẽ ông chủ nhà xuất bản cũng cảm thấy thích những câu chuyện đó. Vì ông ấy bảo tôi viết một tiểu thuyết về những chuyện này. Và ứng trước cho tôi 5 nghìn USD… Và tôi ngồi vào viết "Bố già" dù thực sự tôi không có chút cảm hứng nào để làm việc này…
Tôi viết "Bố già" trong 3 năm. Cũng trong thời gian đó, tôi còn viết mấy truyện ngắn phiêu lưu cho Martin Goodman (chủ nhà xuất bản – P.H.). Tôi viết những truyện ngắn đó hoàn toàn miễn phí…
Tôi rất xấu hổ khi nói ra chuyện này nhưng tôi viết "Bố già" chỉ từ những gì tôi có thể tìm được trong thứ văn học khác. Tôi chưa bao giờ gặp một tên gangster thực sự trung thực nào cả. Tôi đã bắt buộc phải hoàn thành "Bố già" vào tháng 7/1968 vì tôi cần có 1.200 USD còn lại từ nhà xuất bản… Tôi đã muốn đưa vợ và con đi nghỉ ở châu Âu. Sau khi chúng tôi trở về nhà, món nợ của tôi trên thẻ tín dụng đã là 8 nghìn USD… Tôi lên
Tôi gọi điện báo cho anh mình những tin tức tốt đẹp này. Anh tôi có 10% số tiền bán "Bố già" vì trong thời gian tôi viết tác phẩm này, anh tôi đã luôn là nhà bảo trợ cố định cho tôi và gia đình tôi. Sau vụ chia tiền nhuận bút từ "Bố già", phần tôi nhận được là 205 nghìn (một nửa số này tôi đã trả cho người đại diện của mình)…
"Bố già" đã giúp Puzo trở nên giầu có. Đích thân ông đã viết kịch bản cho cả ba bộ phim "Bố già" của đạo diễn Coppola. Khi trả lời những câu hỏi tò mò về bí quyết làm giàu của mình, Puzo tươi cười đáp như không: "Làm thế nào để tôi kiếm được hàng triệu USD ư? Tôi nằm dài trên ghế sô pha và nhìn lên mái nhà. Cảnh này có thể tiếp diễn hàng tháng ròng. Rồi, một ngày nào đó, tôi bật dậy và đánh máy liền một mạch 700 trang liền".
Quan điểm hành xử của ông nghe như đơn giản: "Tôi là một nông dân Italia. Tôi làm theo nguyên tắc, nếu một cái gì không sinh ra tiền thì nó không có giá trị! Tôi biết tôi là một người kể chuyện rất giỏi… Thế thì tại sao tôi lại phải từ chối khả năng đó? Biết kể một câu chuyện còn quan trọng hơn là có một phong cách… Các nhà phê bình đã từng nói, "Ba chàng ngự lâm pháo thủ" không có một chút giá trị văn học nào cả. Từ cuốn sách đó, người ta đã làm ra 20 bộ phim, nó đã được dịch trên khắp thế giới và đã 150 năm nay người ta nói về nó! Dù sao thì đó cũng là một trong những cuốn sách mà tôi thích nhất. Tôi thích kể những câu chuyện, những khúc hát tiên nga. Tôi không phải là – trái những điều mà người ta tưởng- một chuyên gia của mafia…".
Cả công chúng lẫn các nhà phê bình văn học đều phải công nhận rằng, Puzo đã miêu tả thế giới mafia tuyệt vời đến nỗi, thậm chí có người nghi ngờ rằng, ông là "tay trong" của thế giới ngầm này. Sau thắng lợi vang dội của "Bố già" năm 1971, ông phần nào bị cô lập. Thật sai lầm! Nhưng những lời đồn đại bao giờ cũng có lớp da dày. Bản thân Puzo thì hiểu ra một điều, ông chỉ giỏi viết khi nói về gangster Mỹ gốc Italia. Theo ông, những nhân vật mafiosi của ông không có nhiều điểm giống như thực tế.
Ông nhấn mạnh: "Tôi luôn luôn ưa chuộng buổi bình minh của mafia
Ghét và yêu
Suốt ba bốn năm cuối đời, nhà văn hầu như chỉ bó mình lại tại ngôi nhà riêng ở
Có lần, Puzo thổ lộ: "Điều làm mê hoặc tôi ở
Theo ông, sức hấp dẫn của
Về chuyện CBS mua kịch bản "Bố già cuối cùng" của ông, nhà văn kể: "Hãng truyền hình CBS vừa mới mua bản quyền cuốn "Bố già cuối cùng" của tôi với giá 2,1 triệu USD. Họ có thể dùng nó thế nào tuỳ thích, một tập phim, một bộ phim nhiều tập, hay vứt nó đi – đối với tôi cũng như nhau. Tôi đã có 2 triệu trong ngân hàng rồi. Chỉ có điều đó mới đáng kể. Họ đã tới đề nghị tôi viết kịch bản "Cotton club". Tôi không muốn làm, nên tôi đòi họ 1 triệu cho họ nản. Họ chấp nhận. Thế là tôi viết trong ba tháng. Khi xem phim, tôi thấy kịch bản của mình không được giữ lại lấy dù chỉ một dòng…".
Puzo nhận xét: "Nói chung, thương nhân ở
Theo CAND Online