Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất hội nhập nhiều luồng văn hóa Đông – Tây khác nhau nên cốt cách con người và nghệ thuật hấp thu được những sắc thái và "linh khí" của văn hóa các dân tộc. Truyện ngắn ĐBSCL có diện mạo riêng với những phong cách nghệ thuật mang đậm nét đặc điểm của truyện ngắn truyền thống. Đọc truyện ngắn ĐBSCL, người thưởng ngoạn nhận ra nét độc đáo của tính cách con người và bản sắc văn hóa của một vùng đất. Tôi cảm thụ, khám phá truyện ngắn ĐBSCL theo cái nhìn, cảm xúc của người thưởng ngoạn.

Ở đây, sự tiếp nhận của tôi chủ yếu hướng đến ý thức tự phê phán, thức tỉnh để tìm ra "chân dung" của truyện ngắn ĐBSCL" và hướng đến con đường của truyện ngắn hiện đại.

Nhìn ở góc độ đề tài và nội dung, chủ đề, người đọc cảm thụ được sự đa dạng và phong phú của truyện ngắn ĐBSCL. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ tiếp nhận, tôi chú ý đến cách xây dựng tính cách nhân vật, nhịp điệu của truyện ngắn và ngôn ngữ, giọng điệu của nhà văn trong các truyện ngắn ĐBSCL. ‘

Phác thảo chân dung truyện ngắn ĐBSCL, tôi khám phá những phong cách nghệ thuật theo góc độ của người tiếp nhận. Tôi nhận ra một Trang Thế Hy "vạm vỡ" và thâm hậu với những truyện ngắn viết về vẻ đẹp tài tử của con người Nam Bộ. Ông có tài trong việc khắc họa vẻ đẹp của tâm hồn nghệ sĩ ẩn hiện trong tính cách của những con người vô danh giữa đời thường. Tôi phát hiện một Trầm Quỳnh Dân (Lê Đình Bích) với những truyện ngắn giàu tính biểu tượng, ẩn dụ, thấp thoáng bóng dáng của truyện ngắn hiện đại. Một Hồ Tĩnh Tâm với bút lực dồi dào với những truyện ngắn viết về những số phận chìm nổi mang đậm tính cách phóng khoáng, "chịu chơi", hào hiệp và giàu nghĩa tình của người Nam Bộ. Một Lê Đình Trường khúc chiết, tài hoa về ngôn ngữ và sâu sắc trong việc thể hiện chiều sâu thẳm tâm hồn nhân vật. Tôi cảm thụ được một Vũ Hồng với giọng văn vừa phóng khoáng vừa thâm trầm với những truyện ngắn viết về sự giao hòa và mâu thuẫn trong lối sống, tâm lý giữa các thế hệ con người vùng Nam Bộ. Một Thu Trang tinh tế và giàu tính trữ tình trong việc miêu tả những ngõ ngách tâm hồn của con người. Tôi cảm nhận được vẻ đẹp của truyện ngắn truyền thống trong các tác phẩm của các nhà văn, tác giả như : Lương Hiệu Vui, Phạm Trung Khâu, Ngô Khắc Tài, Đoàn Văn Đạt, Nguyên Tùng, Hàn Vĩnh Nguyên, Hào Vũ, Anh Đào, Nguyễn Thanh, Nguyễn Khai Phong, Phạm Thị Ngọc Điệp, Nguyễn Ngọc Tư….

Những đổi thay, biến đổi dồn dập của các trường phái, trào lưu văn xuôi trên thế giới có vẻ ít ảnh hưởng đến cảm thức cá nhân và phong cách sáng tạo của các nhà văn ĐBSCL. Đối với truyện ngắn hiện đại, nhà văn và người đọc không chỉ chú ý đến việc viết về "cái gì", mà quan trọng là viết "như thế nào". Viết "như thế nào" thể hiện nét độc đáo và tầm vóc của từng nhà văn. Đọc hàng trăm truyện ngắn ĐBSCL trên các báo, tạp chí và tuyển tập, tôi nhận ra sự "đóng băng" trong việc miêu tả tâm lý, tính cách nhân vật của một số tác giả. Đối với nhân vật trong truyện ngắn, nhà văn không phải tạo dựng tính cách nhân vật theo những kiểu tính cách định sẵn, mà phải là sự kiếm tìm và sáng tạo những tính cách đang manh nha, chưa thật định hình nhưng mang tính xu hướng của thời đại. Thời hiện đại, tính cách con người đa diện và phức tạp chứ đâu chỉ có những nét tính cách phóng khoáng, hào hiệp và giàu tình nghĩa. Truyện ngắn ĐBSCL chưa có nhiều tác phẩm tạo dựng được những điển hình nhân vật có tầm nhìn, có khả năng ý thức về cái tôi của con người trong mối quan hệ với cuộc đời và vũ trụ. Các nhà văn chưa đào sâu vào miền bí ẩn của tâm linh con người với những xung đột giữa cái thiện và cái ác, giữa cao thượng và thấp hèn. Nhiều truyện ngắn miêu tả hiện thực sống sượng theo kiểu bút ký, thiếu sự chiêm nghiệm và thăng hoa về cảm xúc, phong cách thể hiện. Các nhà văn ĐBSCL chưa xây dựng được những nhân vật có tính cách, tầm vóc ngang tầm hoặc cao hơn những mẫu người trong cuộc sống. Hầu hết truyện ngắn ĐBSCL đều viết theo lối kể chuyện truyền thống, nhịp điệu và mạch truyện chậm, thiếu độ căng về cấu trúc. Ngôn ngữ kể chuyện trong nhiều truyện ngắn pha tạp nhiều khẩu ngữ, thiếu sự gọt giũa, chắt lọc và thiếu sự lao động nghệ thuật công phu. Nhịp điệu và giọng điệu của nhà văn chưa được chú ý khai thác nên chưa tạo được diện mạo, nét dộc đáo riêng. Các nhà văn ĐBSCL chưa tạo được sự đột biến về phong cách sáng tạo với sự nhảy vọt, vượt qua phong cách của lớp nhà văn đầu thế kỷ XX. Tôi có cảm giác văn xuôi ĐBSCL chưa có những đỉnh núi cao, mà chỉ có những miền nhấp nhô tiếp nối những vùng đất văn học của các bậc tiền bối. Nếu không kể đến sự khác biệt về đề tài, chủ đề và tư duy của mỗi thời đại, người đọc có thể nhận thấy phong cách kể truyện của một số nhà văn ĐBSCL chưa có sự cách tân triệt để so với các nhà văn Nam Bộ đầu thế kỷ XX. Tôi cảm nhận cách kể chuyện của Ngô Khắc Tài và Bình Nguyên Lộc, Lương Hiệu Vui và Lê Vĩnh Hòa, Nguyễn Ngọc Tư và Phi Vân chưa có sự cách biệt và chưa tạo được những khoảng cách nhảy vọt về nghệ thuật xây dưng truyện ngắn.

Tôi ý thức rằng, một số nhà văn ĐBSCL chưa có sự tiếp nhận, phát kiến mới về mỹ học của truyện ngắn hiện đại. Đây chính là hạn chế khiến các nhà văn chưa sáng tạo được các truyện ngắn mang tầm vóc nghệ thuật và hơi thở của thời đại. Ở một vùng đất mà cái "gu" thẩm mỹ của đa số người đọc bị chi phối bởi chuẩn mực cái đẹp của ca nhạc tài tử và cải lương thì việc khai phá, tiếp nhận chuẩn mực thẩm mỹ mới đòi hỏi các nhà văn phải có bản lĩnh và sự dũng cảm.Tôi nhận thấy phẩm hạnh nghệ thuật và tầm vóc của các nhà văn không chỉ là thể hiện sâu sắc không khí, nhịp điệu của thời đại, tính cách đa diện của con người hiện đại, mà còn là sự sáng tạo về nghệ thuật truyện ngắn và tạo d

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *