Hàng loạt cánh đồng lúa thiếu nước ngọt và dần lụi tàn, người nông dân bất lực, chỉ biết khoanh tay ngồi nhìn.
Đó là thực trạng đang diễn ra tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trước thiên tai do hạn hán, xâm nhập mặn lịch sử hiện nay. Hàng loạt cánh đồng lúa đã chết hoặc dần lụi tàn, nhiều hộ nông dân mất trắng, buông tay. 

 

Hạn hán đã khiến nhiều tỉnh thành bị thiếu nước ngọt trầm trọng cho sản xuất, sinh hoạt. Trong khi đó, cuộc "xâm lấn" của mặn từ biển vào cũng rất khốc liệt. Nhiều nơi xâm nhập mặn lấn sâu vào nội đồng tới 100 km, tàn phá nhiều cánh đồng.

 

 
Nhiều hộ nông dân chỉ biết khoanh tay ngồi nhìn cánh đồng lúa của mình đang lụi tàn dần
Ông Đỗ Văn Hoàng (Giồng Trôm, Bến Tre) nhổ bụi lúa đã chết đưa cho PV xem.
Một cán bộ phòng NN&PTNT huyện Ba Tri (Bến Tre) chỉ những đám ruộng chết từng cụm, rồi lan dần do thiếu nước.
Vừa thiếu nước, vừa nhiễm mặn khiến đất trên ruộng bị nứt nẻ, lúa không thể sống được.
Những con kênh dẫn nước vào nội đồng như thế này đã bị nhiễm mặn nặng từ 3.2‰ – 3.9‰ (cao gấp nhiều lần mức cho phép).
Đám ruộng này tưởng đã "ăn chắc", nào ngờ đột ngột "trắng bông", ước thiệt hại trên 50%.
Dù đã trổ nhưng bông không thể ngậm được sữa do thiếu nước và nhiễm mặn, phèn.
Thậm chí, khi bông đã ngậm sữa nhưng vẫn bị khô bông và chết.
Nhiều cánh đồng lúa ở ĐBSCL chết hàng loạt như thế này.
Cống Ba Lai – một trong những cống giữ ngọt lớn ở ĐBSCL – cũng không thể cứu được đồng lúa.

 

Nguồn: Nguyễn Lê ( Hà nội mới )

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *