Thích ứng biến đổi khí hậu: Phát huy hiệu quả công trình phòng chống hạn mặn
12/03/2025ĐBSCL đang bước vào cao điểm của xâm nhập mặn trong mùa khô. Nhiều khu vực ven biển có nguy cơ thiếu nước ngọt, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và dân sinh. Nhiều công trình được tăng cường đầu tư, nâng cấp, đáp ứng mục tiêu ngăn mặn, trữ ngọt, bảo vệ an toàn cho các vùng sản xuất.
Chủ động ứng phó đợt mặn lên cao trong kỳ triều cao đầu tháng 2 âm lịch
10/03/2024Ban Chỉ Huy PCTT Và TKCN tỉnh Vĩnh Long vừa có công văn gửi: Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các huyện, thị xã, thành phố về việc chủ động ứng phó đợt mặn lên cao trong kỳ triều cao đầu tháng 2 âm lịch.
Nông nghiệp bền vững: Bảo vệ vườn cây ăn trái trước nguy cơ hạn mặn
22/01/2024Mùa khô 2023-2024 được đánh giá là mùa khô khắc nghiệt với hiện tượng nắng nóng xâm nhập mặn cao hơn trung bình nhiều năm. Điều kiện thời tiết, thủy văn như trên được dự báo sẽ tác động lớn đến hoạt động canh tác vườn của bà con khu vực vùng ngọt thuộc trung tâm Đồng bằng.
Bạn nhà nông - Kỳ 212: Bảo vệ vườn cây trong điều kiện hạn mặn
07/03/2022Tình hình thời tiết nắng nóng gay gắt, nhiệt độ ban ngày thường xuyên ở mức cao từ 32-34 độ C, gây mất nước do cường độ thoát hơi nước trên cây trồng, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của vườn cây, do đó ở thời điểm này việc bổ sung nước tưới, cung cấp dinh dưỡng, tăng cường sức chống chịu cho cây trồng rất cần thiết và quan trọng.
Bạn nhà nông - Kỳ 212: Bảo vệ vườn cây trong điều kiện hạn mặn - Trailer
03/03/2022Nắng nóng - khô hạn - xâm nhập mặn tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Sự chủ động của nhà vườn, các giải pháp ứng phó trước hạn mặn sẽ có ý nghĩa quan trọng, giúp vườn cây vượt qua điều kiện khó khăn.
Nông nghiệp bền vững: Ứng dụng khoa học kỹ thuật giúp vườn cây thích ứng hạn mặn
29/03/2021Hằng năm, cứ đến mùa khô thì câu chuyện tìm giải pháp thích ứng hạn mặn tại vùng ĐBSCL lại được nhắc đến. Năm nay cũng vậy, ngoài những giải pháp công trình có vốn đầu tư lớn từ Nhà nước, thì những giải pháp phi công trình cũng đang được bà con nông dân áp dụng khá hiệu quả. Đặc biệt là đối với những vườn cây ăn trái, nông dân đã tích hợp được nhiều giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật với nhau, nên việc sống chung với hạn mặn không còn quá khắt nghiệt với họ.
Nông thôn ngày nay: Cù lao An Bình chủ động ứng phó hạn mặn
03/03/2021Mùa khô năm 2019 -2020, khu vực ĐBSCL nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng tình trạng xâm nhập mặn diễn ra gay gắt, với độ mặn cao lịch sử. Đặc biệt, tại Vĩnh Long, đây là lần đầu tiên nước mặn xâm nhập vào các xã cù lao huyện Long Hồ, làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất và thu nhập của người dân. Trước tình hình thời tiết ngày càng trở nên cực đoan, khó lường, hạn mặn có nguy cơ xâm nhập sâu và kéo dài, nên năm nay chính quyền địa phương nơi đây đã có tâm thế chủ động ứng phó.
Nông nghiệp bền vững: Chủ động ứng phó với hạn mặn khó lường
01/03/2021Xâm nhập mặn sẽ là một khó khăn gây khó cho nông nghiệp ĐBSCL. Kết hợp hài hòa giải pháp công trình và phi công trình sẽ giúp nông nghiệp đồng bằng thích ứng và phát triển trong tương lai.
Phóng sự: Chống hạn mặn với tầm nhìn dài hạn
10/10/2020Thiếu nước ngọt. Xâm nhập mặn. Thời tiết, thủy văn ngày càng khó lường. Mốc hạn mặn 2019-2020 chưa phải là cuối cùng, ứng phó ra sao khi tình trạng này ngày càng thường xuyên, với mức độ nghiêm trọng hơn?
Chuyện hôm nay: Đồng bằng sông Cửu Long chủ động ứng phó hạn mặn
09/10/2020Chủ động sớm, đẩy mạnh công tác dự báo thông tin nguồn nước kịp thời đến người dân có ý nghĩa quan trọng trong công tác giảm thiểu thiệt hại. Sự nhanh nhạy cập nhật thông tin, chủ động trữ nước sinh hoạt, điều chỉnh phương án sản xuất, chuẩn bị các giải pháp kỹ thuật chăm sóc vật nuôi, cây trồng của chính người dân... sẽ là yếu tố quyết định. Thực hiện đồng bộ các giải pháp từ trung ương đến địa phương, sẽ góp phần giúp ĐBSCL phát triển ổn định và bền vững trong tương lai.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các tỉnh ĐBSCL ứng phó hạn mặn
24/09/2020Chiều 23/9 tại Tiền Giang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị “Triển khai công tác phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, bảo đảm sản xuất nông nghiệp, dân sinh mùa khô năm 2020-2021, khu vực ĐBSCL”.
Chuyện hôm nay: Hướng đi nào cho nhà vườn bị thiệt hại sau hạn mặn?
14/08/2020Hướng đi nào cho nhà vườn có vườn cây bị thiệt hại sau hạn mặn là một câu hỏi khó. Để trả lời được câu hỏi này ngành nông nghiệp cần có kịch bản ứng phó xâm nhập mặn một cách tổng thể cho toàn vùng, dựa trên những dự báo về tình hình xâm nhập mặn, cũng như nhu cầu thị trường. Từ đó, quy hoạch các vùng trồng cây đặc sản phù hợp.
Nông nghiệp bền vững: Thiết lập vườn sau hạn mặn - Cần chú ý nền đất
10/08/2020Cần thiết loại bỏ phèn mặn, cải tạo tính chất vật lý của đất trước khi trồng cây con bằng vật liệu rẻ tiền, như vôi, hay phân bón hữu cơ. Một khi đất đã trở nên tơi xốp, không nén dẻ thì dinh dưỡng trong đất sẽ trở nên hữu dụng cho cây trồng hơn. Tính sinh học, được thể hiện bằng sự có mặt của côn trùng có lợi trong đất, và rễ cây phát triển mạnh, có nhiều rễ tơ, nhỏ. Tất cả những yếu tố này sẽ giúp bà con tái thiết lập lại vườn cây đạt kết quả như mong đợi – cây khỏe, phát triển nhanh.
Phóng sự: Ai đúng - Ai sai?
08/08/2020Cho đến thời điểm này vẫn chưa có con số thống kê chính xác về sự thiệt hại mà mùa hạn mặn năm nay đã gây ra trên vùng chuyên canh chôm chôm thuộc 2 xã: Bình Hòa Phước – huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, và Phú Phụng – huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Nhưng theo một số người có trách nhiệm ở địa phương thì con số này là không nhỏ...
Nông thôn ngày nay: Hạn mặn làm khó các địa phương trong thực hiện tiêu chí nông thôn mới
01/07/2020Trong xây dựng nông thôn mới, tiêu chí thu nhập liên quan mật thiết đến đời sống người dân, nên theo lộ trình sẽ được nâng lên hàng năm. Cụ thể, trong năm 2020 thu nhập bình quân người dân tại các xã nông thôn mới phải đạt 50 triệu đồng/người/năm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng mùa khô 2019 - 2020, một số địa phương trong tỉnh phải đối diện với nhiều khó khăn về bài toán thu nhập.
Quy trình hồi phục sầu riêng sau hạn mặn | Nông nghiệp bền vững
01/07/2020Hiện nay, các nhà khoa học và bà con nông dân đang nỗ lực thực hiện việc khắc phục tình trạng cây sầu riêng suy yếu, rụng lá, chết cành, do đợt hạn mặn vừa qua. Tuy nhiên, do mùa khô diễn ra gay gắt với nắng nóng, nhiệt độ cao kéo dài, nhiều khu vực bị xâm nhiễm mặn, thiếu nước tưới làm cho cây trồng suy kiệt ở nhiều mức độ khác nhau, đòi hỏi kỹ thuật tác động cũng không giống nhau.
Khôi phục vườn sầu riêng sau hạn mặn | Chuyện hôm nay
27/06/2020Bà con trồng sầu riêng đang nôn nóng bón phân, phun thuốc để khôi phục vườn sau hạn mặn. Nhưng thực tế, quá trình này không hề dễ dàng, tác động sai sẽ làm tình trạng vườn càng thêm suy kiệt. Kỹ thuật phục hồi sầu riêng đúng đắn, dựa trên góc độ khoa học, kết hợp nghiên cứu thực tế là rất cần thiết lúc này.
Giải pháp cho vườn cây trong hạn mặn | Nông nghiệp bền vững
15/06/2020Những dự báo sớm, những nỗ lực của ngành chức năng… có ý nghĩa rất quan trọng, giúp bà con thích ứng hạn mặn kịp thời. Song, ý thức và sự nỗ lực tự thân của chính nhà vườn trong việc bảo vệ thành quả lao động của mình cũng đã cho thấy những kết quả khả quan. Ngay trên vùng đất bị nước mặn hoành hành tơi tả vẫn có những vườn cây khỏe khoắn, tốt tươi, không khỏi làm cho những ai được chứng kiến không khỏi ngạc nhiên và hy vọng về một giải pháp khả thi đang hiện hữu.