Bên bờ hạnh phúc

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Chính phủ sẽ không để tình trạng lạm phát cao trở lại. Trong khi đó, Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thuý nhận định, lạm phát vượt một con số trong năm 2010 là khó xảy ra.

Vấn đề lạm phát đã trở thành nội dung trọng tâm trong phiên họp thường kì Chính phủ tháng 2. Các Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Tài chính cùng Ngân hàng NN và Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia đều có báo cáo chuyên đề về nội dung này tại phiên họp.

“Chưa phải nói nhiều đến lạm phát cao”

Theo ông Lê Đức Thuý, Chủ tịch UB Giám sát tài chính quốc gia, với việc gia tăng của giá cả dịp Tết, nỗi lo lạm phát cao trở lại đang là tâm lí xã hội khá phổ biến. Thêm nữa, cảnh báo trước đó về lạm phát do tác động của gói kích cầu cũng ảnh hưởng đến tâm lí nhiều người.

Trước tình hình như vậy, Chính phủ thấy cần phải phân tích nghiêm túc vấn đề, liệu có đạt được mục tiêu lạm phát 7% như Quốc hội đề ra?

Các thành viên Chính phủ cũng như Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng, nếu xét về con số, việc tăng giá 3,35% trong 2 tháng qua không có gì quá đột biến. Cụ thể, con số này xấp xỉ với mức tăng của 2 tháng đầu năm trong những năm gần đây (từ 2003 đến 2009 lần lượt là 3,1%; 4,1%; 3,6%; 3,3%; 3,2%; 5,94%; 1,49%), trừ năm 2008 – năm lạm phát cao đột biến và năm 2009 – năm kéo lạm phát xuống thấp.

Cũng theo ông Thuý, thông thường mức tăng giá 2 tháng đầu năm chiếm đến trên dưới 40% tăng giá của cả năm. Chính vì vậy, “chưa có gì phải nói nhiều đến việc lạm phát cao quay trở lại, dù không thể chủ quan”.

Đề cập về khả năng tăng giá của tháng 3 năm nay, ông Thuý nhận định, có thể sẽ cao hơn mức bình thường của các năm do chúng ta vừa trải qua thời kỳ liên tục điều chỉnh giá xăng cộng với 2 lần điều chỉnh giá hối đoái trong thời gian ngắn cũng như tăng giá điện…

Về mức tăng cụ thể của tháng 3, Ủy ban Tài chính quốc gia dự báo, CPI sẽ tăng từ khoảng 0,5 – 1%, Bộ Kế hoạch – Đầu tư dự báo khoảng 1%, trong khi Bộ Tài chính dự tính từ 0,5 – 0,75%.

Ông Thuý cho rằng, trong trường hợp chỉ số giá tiêu dùng của tháng 3 tăng 0,5 -1% thì cả quý I sẽ tăng khoảng trên dưới 4%. Chỉ số giá của cả năm thường gấp đôi quý I cho nên sẽ rơi vào khoảng 8 – 9%.

Theo ông Thuý, mục tiêu Quốc hội đề ra là hiện thực và Chính phủ đặt quyết tâm thực hiện mục tiêu đó. “Không nên hoảng hốt vì lạm phát vẫn nằm trong tầm kiểm soát và lạm phát vượt một con số là khó có khả năng xảy ra”, ông Thuý nhấn mạnh.

Với việc giá lương thực, thực phẩm (chiếm tỉ lệ lớn trong việc tính chỉ số giá tiêu dùng) đang có chiều hướng giảm ông Thuý còn đề cập tới khả năng chỉ số tăng giá tháng 3 có thể sẽ thấp hơn dự báo.

Không để tăng giá xăng với mật độ dày đặc

Ông Lê Đức Thuý cho rằng, công tác kiểm soát giá vừa qua còm yếu kém nên nhiều trường hợp nhà sản xuất, kinh doanh đẩy giá quá mức hợp lý. Chính phủ đã rút kinh nghiệm về vấn đề này để làm tốt trong thời gian tới.

Tới đây sẽ quản lý chặt chẽ hơn với giá xăng dầu để làm sao việc điều chỉnh mặt hàng này không đánh ra những tín hiệu xấu, khiến cho xã hội quá lo lắng về việc tăng giá. Cụ thể, sẽ xem lại cơ chế để không xảy ra việc điều chỉnh giá xăng với mật độ dày đặc.

Cùng đó, sẽ có biện pháp hạn chế việc tăng giá kiểu té nước theo mưa đổi với nhiều mặt hàng. Dẫn ra một phân tích cụ thể cho rằng, giá thép sẽ tăng 5 – 10% sau khi giá điện tăng, ông Thuý nhìn nhận, điều này hết sức vô lý. Bởi lẽ, giá điện không thể chiếm đến 5- 10% giá thành của thép, trong khi giá điện cũng chỉ tăng trung bình 6,8%.

Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Nguyễn Xuân Phúc bổ sung, Chính phủ sẽ kiểm soát chặt chẽ các mặt hàng thiết yếu như sắt, xi măng…

Với giá điện, ông Phúc cho biết trong năm 2010 sẽ giữ nguyên sau đợt tăng vừa qua. Giá than bán cho điện cũng sẽ không điều chỉnh tăng trong năm nay.

Kết lại nội dung chính của phiên họp Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong phiên họp: “Không nên coi thường, nhưng cũng không nên quá hoang mang lo lắng về lạm phát. Chúng ta đủ khả năng kiểm soát, không để lạm phát cao xảy ra”.

Theo Dân trí

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *