Nguy cơ an ninh mạng 3G giống như các nguy cơ của mạng LAN.

Với địa chỉ IP có được, các hacker “chơi khăm” bằng cách gửi các gói tin có dung lượng lớn đến các nạn nhân khiến họ bị mất tiền oan dù không hề sử dụng. Với giá cước 3G như hiện nay, thử nghiệm gửi 10Mb cho thấy nạn nhân bỗng nhiên mất hơn 20.000 đồng tiền cước dù không hệ chạm tới điện thoại, chỉ bật 3G. “Vì vậy, nếu không sử dụng khách hàng nên tắt 3G nếu không muốn mất tiền oan!” ông Minh khuyến cáo.

Số liệu thống kê trong quá trình khảo sát cho thấy tỷ lệ cổng dịch vụ mở trên các thiết bị kết nối 3G như sau: 45% mở cổng 135 (mặc định được mở trong Window NT để thực thi các ứng dụng phân tán (RPC), nếu không có tường lửa hacker có thể làm chủ được máy nạn nhân), 36% mở cổng 445 (chia sẻ file dữ liệu), 2,27% mở cổng 3389 (điều khiển máy tính từ xa). “Điều đó cho thấy nhiều người dùng 3G hiện nay đang mở cổng “mời” ăn trộm vào lấy đồ mà không biết”, một chuyên gia mạng ví von.

Ông Nguyễn Minh Đức, giám đốc Bkis Security cho biết đây là một khảo sát độc lập của trung tâm và vẫn chưa có cảnh báo chính thức đến các nhà cung cấp mạng.

Ngày 13/8/2009, Bộ TT-TT chính thức cấp giấy phép 3G cho bốn mạng di động tại Việt Nam, bao gồm: Viettel, Mobifone, Vinaphone và liên danh EVN – Hanoi Telecom. Mới đây, VTC cũng được phép cung cấp dịch vụ 3G trên mạng di động ảo. Hiện nay có khoảng 14 triệu người đang sử dụng 3G.

Theo Đất Việt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *