Nông nghiệp bền vững: Hồi phục vườn cây sau mùa khô hạn
10/06/2024Sau thời gian mùa khô nắng nóng kéo dài, hiện nay ĐBSCL đã bắt đầu xuất hiện những cơn mưa đầu mùa. Khi nhiệt độ thay đổi, ẩm độ thay đổi sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức sinh trưởng của vườn cây.
Nông nghiệp bền vững: Giải pháp canh tác cây ăn trái trên đất phèn
03/06/2024Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm diện tích đất đa số bị nhiễm phèn. Những năm qua, nhờ sự nỗ lực của ngành nông nghiệp và bà con nông dân đã góp phần khai phá, cải tạo hiệu quả đất phục vụ canh tác nông nghiệp, giúp gia tăng năng suất và chất lượng các loại cây trồng chủ lực. Ở một số địa phương bị ảnh hưởng đất nhiễm phèn nặng, bà con nông dân chủ động triển khai nhiều giải pháp thiết kế mương, vườn phù hợp kèm với chế độ chăm sóc hợp lý giúp vườn cây ăn trái sinh trưởng và phát triển tốt, hạn chế tình trạng ngộ độc phèn.
Nông nghiệp bền vững: Quy trình trẻ hóa vườn cây có múi lâu năm
27/05/2024Nhóm cây có múi như cam, quýt, bưởi có tuổi thọ lâu dài cũng như có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, trong bối cảnh thời tiết thay đổi bất lợi như hiện nay, đồng thời việc khai thác năng suất trái tối đa của bà con nông dân trong một thời gian dài cũng đã làm cho nhiều vườn suy kiệt. Các nhà khoa học cũng như nhiều bà con nông dân đang áp dụng những giải pháp để có thể trẻ hóa vườn cây của mình.
Nông nghiệp bền vững: Chăm sóc sầu riêng giai đoạn xử lý ra hoa
20/05/2024Vốn là loại cho cây trồng nhạy cảm, sầu riêng giai đoạn mang hoa lại yêu cầu chế độ chăm sóc đúng cách và kỹ lưỡng hơn.
Nông nghiệp bền vững: Giảm thiểu thiệt hại vườn cây do xâm nhập mặn
13/05/2024Trong cao điểm mùa khô, nắng nóng gay gắt cùng nhiệt độ cao kéo dài đã làm cho nhiều vườn cây bị ảnh hưởng. Trong đó, cây có múi như cây bưởi da xanh được đánh giá là tương đối chịu mặn nhưng hiện nay cũng gặp khó. Nhiều khu vực mặn xâm nhập, bà con đành liều đưa nước mặn vào vườn, như vậy sẽ dẫn đến nguy cơ là cây có thể bị thiệt hại và đất đai có thể bị suy thoái.
Nông nghiệp bền vững: Kỹ thuật canh tác lúa chất lượng cao - phát thải thấp
06/05/2024Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa trọng điểm của nước ta. Để phát triển bền vững, việc tập trung vào quy trình canh tác lúa chất lượng cao và giảm phát thải là mục tiêu đang được Bộ NN&PTNT tập trung hướng đến. Tăng cường áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến sẽ giúp nâng cao hiệu quả canh tác, tiết giảm chi phí và tối ưu lợi nhuận cho bà con nông dân, đồng thời hạn chế phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh trong sản xuất lúa vùng ĐBSCL.
Nông nghiệp bền vững: Khắc phục tình trạng khô đầu múi trên bưởi
29/04/2024Bưởi hiện được xuất khẩu sang nhiều thị trường với giá trị tốt. Ngoài vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm thì chất lượng phẩm chất bên trong cũng giữ vai trò quan trọng. Trong đó, vấn đề khô đầu múi cần được đảm bảo. Tuy nhiên, điều kiện thời tiết khắc nghiệt như hiện nay việc quản lý khô đầu múi cũng có những khó khăn. Vì vậy, cần được hết sức chú ý.
Nông nghiệp bền vững: Sử dụng kiến vàng kiểm soát dịch hại trong vườn cây
22/04/2024Kiến vàng là thiên địch của nhiều nhóm côn trùng trong vườn cây ăn trái, vì vậy khi bà con hiểu tập tính của kiến, bà con sẽ có thêm công cụ để canh tác vườn bền vững, lâu dài.
Nông nghiệp bền vững: Quản lý rầy xanh gây hại vườn sầu riêng
15/04/2024Như các đối tượng khác, để quản lý hiệu quả rầy xanh cũng cần áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, khi cần dùng thuốc bảo vệ thực vật, bà con cần chú ý thời điểm sử dụng cũng như cách thức sử dụng để hiệu quả đạt tối ưu. Và theo kinh nghiệm của nhiều bà con, việc quản lý rầy sẽ hiệu quả nếu bà con thực hiện đồng bộ với nhau giữa vườn này với vườn kia trên diện rộng thì hiệu quả sẽ đạt được tốt hơn.
Nông nghiệp bền vững: Quản lý hiệu quả rệp sáp trong vườn cây ăn trái
08/04/2024Mùa khô, nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho loài côn trùng chích hút, như rệp sáp phát sinh phát triển. Hiện tại, rệp sáp được ghi nhận tấn công nhiều nhóm cây trồng, trong đó có nhóm cây ăn trái có tiềm năng xuất khẩu như sầu riêng, chôm chôm, cây có múi.
Nông nghiệp bền vững: Giải pháp dinh dưỡng cho vườn thanh long
01/04/2024Trong điều kiện thời tiết nắng nóng sẽ làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây thanh long, nhất là làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng. Do đó, nhà vườn cần thực hiện các giải pháp kỹ thuật giúp cây duy trì năng suất, chất lượng.
Nông nghiệp bền vững: Giải pháp canh tác vườn bền vững
25/03/2024Trong canh tác vườn, đặc biệt là cây có múi, bà con nông dân rất lo ngại tình trạng vàng lá thối rễ hoặc cây suy kiệt khi chỉ canh tác 1 vài năm. Như vườn này đây thì tình trạng ngược lại, chủ vườn đã khai thác vườn cây hơn 5 năm nay và vườn cây cũng đã 7 năm tuổi nhưng rất sung sức, cho trái khỏe mạnh, cho trái đạt năng suất và chất lượng như mong đợi.
Nông nghiệp bền vững: Giữ ẩm vườn cây ứng phó nắng nóng
18/03/2024Mùa khô, nắng nóng, nhiệt độ cao gió mạnh, vườn cây nhanh mất nước do bốc thoát từ đất từ tán cây. Do vậy, cần giữ ẩm trong vườn một cách hiệu quả, nhưng giữ ẩm trong vườn như thế nào cho đúng cách để cây tránh bị suy kiệt?
Nông nghiệp bền vững: Phòng ngừa hiện tượng cháy lá sầu riêng mùa nắng nóng
11/03/2024Tình trạng vườn cây bị cháy lá, giảm sức sống đang là nỗi lo của nhiều nhà vườn trong điều kiện mùa khô hiện nay. Trong khi, nhiều vườn vẫn khỏe mạnh, bộ lá dày dặn, sung sức, dù đối diện tình trạng nắng nóng, thiếu nước.
Nông nghiệp bền vững: Quản lý rầy phấn trắng trên lúa
05/03/2024Hiện nay, nhiều trà lúa trổ chín đang bị rầy phấn trắng gây hại nặng. Thời tiết nắng nóng, mật số rầy tăng nhanh làm cho việc phòng trừ của bà con gặp nhiều khó khăn. Ở giai đoạn lúa từ trổ đến chín, rầy chích hút làm vàng lá, giảm khả năng quang hợp của cây làm sụt giảm năng suất nghiêm trọng. Đặc biệt, các giải pháp thuốc bảo vệ thực vật không mang lại hiệu quả cao, làm gia tăng chi phí của bà con nông dân qua nhiều lần phun.
Nông nghiệp bền vững: Bón phân cho cây ăn trái mùa khô hạn
26/02/2024Nhiều vườn cây sau thu hoạch, cần nguồn dinh dưỡng phù hợp. Tuy nhiên, đây là điều kiện mùa khô, việc bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng sẽ gặp những trở ngại nhất định làm giảm khả năng hấp thu phân bón cũng như gia tăng tỷ lệ hao hụt phân.
Nông nghiệp bền vững: Ứng dụng giải pháp sinh học quản lý sâu đầu đen hại dừa
19/02/2024Mùa khô, nắng nóng nhiệt độ cao là điều kiện thuận lợi để các loại côn trùng phát sinh phát triển gây hại cây trồng. Trong đó, sâu đầu đen đang phát triển mạnh ở các vùng trồng dừa khu vực ĐBSCL.
Nông nghiệp bền vững: Chăm sóc rau màu vụ Tết
05/02/2024Mỗi năm đến dịp tết Nguyên đán, bà con nông dân ở các địa phương tất bật chuẩn bị vụ rau màu để cung ứng thị trường. Hiện nay, với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật đã giúp gia tăng năng suất và hiệu quả sản xuất, qua đó góp phần nâng cao kinh nghiệm và kỹ thuật canh tác cho bà con nông dân. Các giải pháp hữu cơ được sử dụng vào đồng ruộng ngày càng phổ biến giúp cải tạo đất, nâng cao năng suất và chất lượng rau màu đáp ứng yêu cầu thị trường.
Nông nghiệp bền vững: Nông sản Tết ngon và lành
29/01/2024Dịp Tết nhu cầu các loại trái cây tăng cao, vì vậy các nhà vườn cũng khẩn trương chăm sóc vườn để đáp ứng nhu cầu thị trường. Trong bối cảnh nhu cầu người tiêu dùng ngày càng khắt khe hơn về mẫu mã cũng như phẩm chất trái bên trong thì nhà vườn đã thay đổi phương thức sản xuất cũng như phương thức tiếp cận thị trường như thế nào?
Nông nghiệp bền vững: Bảo vệ vườn cây ăn trái trước nguy cơ hạn mặn
22/01/2024Mùa khô 2023-2024 được đánh giá là mùa khô khắc nghiệt với hiện tượng nắng nóng xâm nhập mặn cao hơn trung bình nhiều năm. Điều kiện thời tiết, thủy văn như trên được dự báo sẽ tác động lớn đến hoạt động canh tác vườn của bà con khu vực vùng ngọt thuộc trung tâm Đồng bằng.