Ăn quá nhiều đường sẽ gia tăng nguy cơ béo phì và nhiều vấn đề về sức khỏe. Mùa bánh Trung thu sắp tới, bạn hãy cẩn trọng khi thưởng thức các loại bánh ngọt.
Ảnh minh họa: internet |
Tiểu đường
Đường cung cấp năng lượng mà cơ thể không thể hấp thu dễ dàng và nhanh chóng. Đó là lý do bệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ gia tăng theo lượng đường tiêu thụ, kết quả một nghiên cứu đăng trong Tập san Hiệp hội Y khoa Mỹ cho biết. Chỉ cần thêm một muỗng đường trong khẩu phần ăn hàng ngày có thể làm gia tăng nguy cơ gấp đôi, ông Matthias B. Schulze – người đứng đầu công trình nghiên cứu nói.
Bệnh tim mạch
Một cuộc nghiên cứu khác trên Tập san Hiệp hội Y khoa Mỹ cũng cho biết, tiêu thụ quá nhiều carbohydrat như đường, sẽ thúc đẩy gia tăng mỡ máu và do đó tăng nguy cơ mắc các chứng về tim mạch. Cuộc nghiên cứu chú trọng đến những sản phẩm có đường đã xác định: năng lượng sinh ra bởi chất ngọt trong thành phần của chúng. Ông Jean A. Welsh, tác giả nghiên cứu cho biết, “càng tiêu thụ nhiều đường, càng gia tăng nguy cơ mỡ máu và chỉ số triglyceride cao, mức cholesterol “tốt” giảm, cholesterol “xấu” tăng”.
Bệnh liên quan đến béo phì
Dùng nhiều đường làm tăng cân và béo phì, dẫn đến gia tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh khác ngoài tiểu đường và tim mạch, bao gồm: huyết áp cao, đột quỵ, túi mật, gan, viêm khớp xương mạn tính, bệnh phụ khoa, ngưng thở khi ngủ và ung thư vú. Nếu chỉ số khối cơ thể (Mass Index) của một người là 25 hoặc cao hơn là dấu hiệu cơ thể tăng trọng, người đó sẽ béo phì nếu chỉ số này là 30 hoặc cao hơn.
Chúng ta nên làm gì?
Cần cắt giảm lượng thực phẩm chứa đường, cảnh giác với những món chứa đường khi đọc nhãn thực phẩm. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyên hạn chế lượng đường dùng hàng ngày: nữ nạp tối đa 100 calori năng lượng từ đường, nam tối đa 150 calori, tương đương sáu muỗng cà phê và chín muỗng cà phê.
Nguồn: Văn Khánh( livestrong.com / PNO )