Thơm (dứa) là thực phẩm quen thuộc trong nhiều món ăn và thức uống. Thành phần enzyme bromelain trong thơm như một chất chống viêm tự nhiên giúp chữa lành vết thương, hỗ trợ tiêu hóa.

 

Nhờ nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào, thơm là loại trái cây có thể ăn tươi hoặc chế biến thành thức uống tốt cho sức khỏe. Bổ sung thơm vào thực đơn hàng tuần có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh sau: 

1. Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Trái thơm là nguồn cung cấp tự nhiên nhiều hỗn hợp vitamin khác nhau. Trong đó, vitamin A, C, B1 và B6 cùng với phospho, kali và chất xơ giúp cho hệ tiêu hóa luôn ổn định và khỏe mạnh.

2. Ngăn ngừa huyết khối

Thơm có thành phần chống đông máu tự nhiên, thường xuyên ăn hoặc uống nước ép thơm có thể ngăn ngừa sự hình thành huyết khối trong cơ thể.

3. Điều trị cảm cúm

Với thành phần vitamin C dồi dào, thơm giúp cơ thể chống lại triệu chứng cảm cúm. Ngoài ra, trong thơm còn có bromelain – một hợp chất giúp làm loãng chất nhầy trong cổ họng và ngực, điều trị ho hiệu quả.

4. Giúp xương chắc khỏe

Thơm còn tốt cho xương nhờ giàu magie, dưỡng chất thiết yếu giúp xương chắc khỏe. Chỉ cần một chén nhỏ thơm có thể cung cấp hơn 60% nhu cầu magie hàng ngày.

5. Giảm triệu chứng viêm khớp

Thành phần enzyme bromelain trong thơm như một chất chống viêm tự nhiên, giúp chữa lành vết thương, làm giảm các tình trạng đau nhức xương khớp.

6. Giảm cân

Giàu năng lượng lại ít calo, thơm có thể dùng làm món tráng miệng hay thức ăn vặt mà không sợ tăng cân. Ngoài ra, nguồn chất xơ dồi dào trong thơm cũng giúp ngăn ngừa triệu chứng táo bón và tăng cường sự trao đổi chất.

7. Giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng

Thơm giúp bảo vệ mắt khỏi nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng nhờ vào thành phần beta-carotene và vitamin A. Beta-carotene cũng giúp mắt làm quen với sự thay đổi ánh sáng nhanh hơn.

8. Vệ sinh răng miệng

Ngoài vitamin và khoáng chất, thành phần axit có trong thơm cũng tốt cho răng miệng giúp làm sạch hơi thở và mảng bám trên răng.

Tuy quả thơm nhiều công dụng nhưng người có bệnh về bao tử, phụ nữ mang thai những tháng đầu, người có tiền sử dị ứng nên hạn chế ăn thơm. Ngoài ra, thơm có thể gây rát lưỡi, nên sau khi gọt có thể ngâm nước muối loãng 5-10 phút, vừa giúp tránh rát lưỡi vừa đem lại vị ngọt cho thơm.

Nguồn: Nguyễn Hiếu ( Beautyandtips.com / PNO )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *