1/08, 8:39 am
Tử cấm thành ở Bắc Kinh là quần thể kiến trúc hoàng cung lớn nhất thế giới được xây dựng vào thời nhà Minh. Trong hơn 200 năm lịch sử, nhà Minh có tổng cộng 13 vị hoàng đế thay nhau cai trị Trung Quốc. Sau khi qua đời, 13 vị hoàng đế được chôn cất ở phía Bắc, Bắc Kinh.
Thập tam lăng đời Minh (Phần cuối)
Thập tam lăng đời Minh (5)
Thập tam lăng đời Minh (4)
Thập tam lăng đời Minh (3)
Thập tam lăng đời Minh (2)
Thập tam lăng là khu mộ hoàng gia chiếm diện tích rất lớn và cũng là một Tử cấm thành khác của nhà Minh. Kiến trúc của khu lăng mộ này mô phỏng kiến trúc hoàng cung. Mỗi lăng mộ đều có một bức tường thành cao lớn cùng tòa cung điện nguy nga, tráng lệ.
Vào giữa thế kỷ XX, kế hoạch khảo cổ phá giả bí mật Thập tam lăng đã được triển khai, nhưng chỉ mở thành công cung điện dưới lòng đất của ngôi mộ. Định lăng là ngôi mộ đầu tiên được khai quật và là ngôi mộ duy nhất được khai quật hoàn tất. Chủ nhân của ngôi mộ này là một vị hoàng đế thần bí. Ông đã sống cách biệt với bên ngoài trong suốt hơn 30 năm.
Theo truyền thuyết đạo giáo Trung Quốc cổ đại, người Trung Quốc tin rằng sau khi chết, linh hồn sẽ sinh sống ở một thế giới khác, nó cũng giống như nhân gian và được người Trung Quốc gọi là cõi âm. Từ thời xa xưa, người Trung Quốc rất chú trọng đến việc tu sửa, xây dựng lăng tẩm. Việc này đã trở thành truyền thống, phong tục tập quán, đặc biệt là đối với các hoàng đế. Sau khi đăng cơ, Hoàng đế sẽ bắt đầu xây dựng lăng mộ cho mình.
Thập tam lăng được xây dựng từ thế kỷ thứ XV đến thế kỷ XVII. Triều Minh là vương triều hùng mạnh trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Nhà truyền giáo của Ý Matteo Ricci đã từng du lịch đến Bắc Kinh. Tuy ông đến vào những năm cuối triều Minh nhưng ông đã miêu tả biên cương rộng lớn cùng sản vật phong phú trong quyển “Trung Quốc trác kỷ”.
Ngày nay, người phương Tây hiểu biết rất nhiều về Vạn lý trường thành. Trên thực tế, người ta chỉ biết về đoạn trường thành được xây dựng vào đời nhà Minh. Minh trường thành là đoạn trường thành có quy mô lớn nhất và có thời gian xây dựng lâu nhất trên thế giới. Đến nay nó vẫn là một trong những công trình xây dựng vĩ đại nhất của nhân loại. Thập tam lăng cũng là di tích vĩ đại do nhà Minh để lại cho đời sau. Người xây dựng Thập tam lăng là con trai thứ 4 của hoàng đế khai quốc Chu Nguyên Chương, tên gọi Chu Đệ.
Hoàng đế Chu Nguyên Chương
Hoàng đế Chu Đệ
Kinh đô đầu tiên của đời nhà Minh không phải là Bắc Kinh mà là Nam Kinh, phía Nam sông Trường Giang. Đến nay, Nam Kinh vẫn còn gìn giữ bức tường thành và lăng mộ của Chu Nguyên Chương. Sau khi Chu Nguyên Chương qua đời, ông đã truyền ngôi lại cho cháu nội là Chu Doãn Văn.
Chu Đệ Minh Lai – Nơi đặt tượng Hoàng đế Chu Đệ
Việc này làm Chu Đệ cảm thấy bất mãn và ngay sau đó, Chu Đệ đã tổ chức một cuộc binh biến. Đội quân của Yến Vương Chu Đệ tấn công vào Nam Kinh. Sau cuộc chiến đẫm máu, Chu Đệ đã giành được ngai vàng và quyết định dời đô về Bắc Kinh. Hoàng đế Chu Đệ đã tuyển dụng hơn 100 vạn người thợ xây cung điện và tường thành ở Bắc Kinh. Công trình to lớn này chưa hoàn tất thì hoàng đế đã chọn vùng đất để xây dựng lăng mộ cho mình. Và Trường Lăng là ngôi mộ đầu tiên được xây dựng trong quần thể Thập tam lăng của đời Minh.
Hoàng đế Chu Đệ đã đổi tên núi Huỳnh Thổ thành núi Trường Thọ. Từ đó về sau, khu vực núi Trường Thọ thành khu lăng mộ hoàng gia của đời Minh. Có 13 vị hoàng đế đời Minh đã xây dựng lăng mộ nơi đây. Tổng diện tích khu lăng mộ lên đến hơn 120 cây số vuông, lớn hơn diện tích kinh đô Bắc Kinh lúc bấy giờ.
Hồng Mẫn