Bên bờ hạnh phúc

Những con khủng long bạo chúa T. rex sở hữu phần mũi có độ nhạy ngang đầu ngón tay người và thường cọ xát với nhau trước khi giao phối.

Khủng long bạo chúa được cho là có phần mũi rất nhạy cảm

Các nhà nghiên cứu cho rằng khủng long bạo chúa (T. rex) có một chiếc mũi nhạy cảm. Ngoài việc khám phá môi trường xung quanh, xây tổ và nhặt những quả trứng dễ vỡ một cách cẩn thận, chúng cũng thích xoa vùng mũi nhạy cảm vào mặt bạn đời, theo Telegraph.

Lý thuyết mới về T. rex được ủng hộ bởi việc khám phá ra thành viên mới trong họ Tyrannosaur mang tên Daspletosaurus horneri ở bang Montana, Mỹ. Một hóa thạch loài này được tìm thấy ở tình trạng bảo quản rất tốt. Những con khủng long này xuất hiện trước T. Rex khoảng 74 triệu năm và nhỏ hơn nhiều, với chiều dài cơ thể khoảng 7 m.

Các nhà khoa học tin rằng khủng long nói chung và nhánh Tyrannosaur, bao gồm cả T. rex, có lớp da mặt lớn, phẳng cùng những phần cứng như giáp bảo vệ xung quanh mũi và hàm. Họ nhận thấy trên bề mặt cứng của mũi có rất nhiều lỗ thần kinh mở (foramina). Điều này biến mặt con khủng long thành một "bàn tay thứ ba" cực kỳ nhạy cảm.

Cấu trúc như vậy cũng xuất hiện trên loài cá sấu châu Phi và châu Mỹ ngày nay. Chúng sở hữu hàng nghìn bướu nhạy cảm quanh hàm, được gọi là cơ quan cảm nhận ngoài da.

Các dây thần kinh sinh ba có vai trò giác quan đặc biệt ở nhiều loài động vật có vú, bò sát và chim, giúp truyền tín hiệu từ cơ quan cảm thụ tới não bộ. Cá sấu cảm nhận cả sự va chạm, rung động trong nước qua thần kinh sinh ba, trong khi chim di cư sử dụng nó để phát hiện từ trường.

Theo VnE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *