Phát hiện ngôi mộ quý tộc không chỉ giúp tìm hiểu kỹ hơn về di chỉ thôn Thành, đất nước cổ đại Mân Việt và tìm được nguồn gốc văn hóa mà còn chứng minh được thân phận cao quý của chủ nhân ngôi mộ. Rất có thể ông là thành viên trong hoàng thất của nước Mân Việt. Việc này cũng đã đưa ra kết luận cuối cùng về thành cổ thôn Thành.

Quang cảnh núi Dã Sơn ngày nay

Một số chuyên gia cho rằng thành cổ thôn Thành chính là kinh đô của nước Mân Việt. Theo tài liệu sử, kinh đô của nước Mân Việt có tên là Dã. Trước khi khai quật di chỉ thôn Thành, mọi người có nhiều suy đoán khác nhau về kinh đô Dã. Thuyết phục nhất chính là nhận định kinh đô Dã là thành phố Phúc Châu của tỉnh Phúc Kiến. Ở Phúc Châu có nhiều truyền thuyết và di tích liên quan đến vua Mân Việt. Tương truyền sau khi được phong làm Mân Việt Vương, vào tháng 9 hàng năm, Vô Chư sẽ đến dã sơn thiết đãi quần thần 9 ngày 9 đêm. Về sau nơi đó được gọi là Cửu Nhật đài. Cửu Nhật đài hiện nằm ở trung tâm thành phố Phúc Châu. Tòa lầu nhỏ nằm trên đường Trung Sơn đã không còn đủ sức tranh đua với các tòa nhà cao tầng chung quanh. Nó có vẻ cũ kỷ và cổ kính. Chủ nhân của tòa thành này chính là võ quan nhà Thanh.

Di tích văn hóa quan trọng ở núi Dã Sơn ngày nay chính là tấm bia khắc chữ của văn nhân nhiều triều đại. Đây cũng là một trong những chứng cứ để các học giả kết luận tòa thành của vua Mân Việt được xây dựng ở Phúc Châu. Việc các học giả cho rằng thôn Thành là kinh đô nước Mân Việt cũng hoàn toàn có lý do. Họ cho rằng thành cổ thôn Thành có quy mô lớn, thiết kế hoàn hảo, hội đủ chức năng là kinh đô của một nước.

Ngoài ra cũng có một số chuyên căn cứ vào lịch sử đã đưa ra giả thuyết thứ 3. Sau khi Vô Chư qua đời, nội bộ nước Mân Việt bị chia rẻ. Năm 135 trước Công nguyên, nước Mân Việt đã từng tấn công nước Nam Việt. Vương triều nhà Hán đã phái binh thảo phạt nước Mân Việt. Lúc bấy giờ em trai của vua Mân Việt là Dư Thiện đã giết vua và đầu hàng nhà Hán. Triều đình đã lập một người cháu khác của Vô Chư làm vua. Nhưng thế lực Dư Thiện lớn mạnh nên triều đình đành phong Dư Thiện làm Đông Việt Vương, lịch sử gọi là nhị vương cùng tồn tại. Cũng chính vì thế mà một số chuyên gia cho rằng thành cổ thôn Thành là kinh thành mới của Đông Việt Vương Dư Thiện. Và kết quả khai quật khảo cổ chứng minh rằng thảnh cổ thôn Thành được xây dựng sau của nước Mân Việt.

Vậy tòa thành rộng lớn này được xây dựng từ khi nào? Chủ nhân của tòa thành là Vô Chư hay Dư Thiện. Thành cổ thôn Thành có phải là kinh đô đã ghi chép trong sách sử hay không? Ngay một lúc không thể trả lời chính xác mọi vấn đề, nhưng dù thành cổ thôn thành có phải là kinh đô Dã hay không thì nó vẫn là một trong những tòa thành trọng yếu của nước Mân Việt. Ở nơi đây, người đời sau có thể biết được cuộc sống tư tưởng của tổ tiên hơn 2.000 năm trước. Bước vào tòa thành, đi thẳng đến đại điện, thế đất cao dần khiến người ta phải ngẩn đầu nhìn lên và liên tưởng ngay đến quyền lực và địa vị tối thượng của Hoàng đế.

Hồng Mẫn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *