1/09, 7:34 am Đền Parthenon của Hy Lạp

Ngọn đồi Acropolis cao sừng sững tọa lạc tại thủ đô Athens của Hy Lạp. Theo tiếng Hy Lạp, Acropolis có nghĩa là thành phố trên ngọn đồi.

Đền Parthenon nằm ngay trung tâm của ngọn đồi Acropolis và là biểu tượng vinh quang của nền văn minh Hy Lạp cổ đại.

Đền Parthenon nằm ngay trung tâm của ngọn đồi và là biểu tượng vinh quang của nền văn minh Hy Lạp cổ đại. Ngày nay, đền Parthenon đang được các nhà nghiên cứu thế giới và Hy Lạp tu sửa, người ta cố khôi phục một phần dáng vẻ ban đầu của nó. Công việc tu sửa Parthenon bắt đầu từ 20 năm trước và hiện có đến hơn 240 nhà chuyên môn tham gia vào công việc vĩ đại này.

Khoảng năm 540 trước Công nguyên, hoàng đế Cecrops đã cho xây dựng đền Parthenon trên đồi Acropolis. Ngồi đền được hoàn tất vào năm 432 trước Công nguyên. Đền Parthenon là nơi thờ nữ thần Athena, nữ thần bảo hộ của thành phố. Bên trong đền là tượng của nữ thần cao 12 mét. Toàn bộ ngôi đền được xây dựng bằng đá cẩm thạch và được xem là kiệt tác kiến trúc của nền văn minh Hy Lạp cổ đại. Những kiến trúc sư thời đó đã thể hiện sự tinh tế của họ qua kiến trúc của ngôi đền. Đá cẩm thạch dùng để xây dựng ngôi đền được lấy từ đỉnh Pentelicus gần Athens. Điểm nổi bật của đền là những hàng cột trụ cao sừng sững. Chúng được dựng lên theo một cách rất đặc biệt. Người Hy Lạp cổ đại đã xếp chồng nhiều khối đá cẩm thạch lại với nhau. Mỗi cột trụ là sự gắn kết của nhiều hòn đá tạo nên độ chắc chắn đến hoàn hảo.

Hiện ngôi đền Parthenon đã bị phá hủy hơn một nửa, đó là hậu quả của những biến cố lịch sử. Vào thế kỷ XV, quân đôi Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ đa tiến hành xâm chiếm Acropolic và biến đến Parthenon thành thánh đường Hồi giáo. Thế nhưng vào thế kỷ thứ XVII, quân đội của Venice đã vây hãm và chiếm cứ thành phố Athens, họ đã phá hủy phần lớn đền Parthenon. Các văn kiện cổ ghi lại biến cố lịch sử lúc đó vẫn được lưu giữ tại viện bảo tàng quốc gia Venice. Trong tài liệu có đoạn ghi Venice với lực lượng hùng mạnh đã vây hãm Athens trong 26 ngày và phá hủy trầm trọng ngôi đền.

Một bức tranh hoàn thiện về ngôi đền cổ Parthenon

Trong cuộc giao tranh của quân đội Ottoman và quân Venice lúc bấy giờ, một quả đạn đại bác đã rơi trúng đền và phá hủy gần hết công trình này.

Cách đây 100 năm, người ta đã tiến hành trùng tu lại ngôi đền Parthenon, tuy nhiên, các khối đá được thay thế đá cẩm thạch cách đây một thế kỷ đã vụn vỡ, phô bày những thỏi sắt gỉ sét. Công việc tu sửa đền hiện nay được tiến hành khá cẩn thận, trong đó có việc lấy đi các thỏi sắt trả lại cho ngôi đền chất liệu nguyên vẹn như sơ khai.

Các nhà nghiên cứu đã mất rất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị những nguyên vật liệu cần thiết và thích hợp cho quá trình trùng tu Parthenon. Các khối đá được đánh số và ký hiệu để nhận biết dễ dàng, tránh nhầm lẫn khi lắp ghép các bộ phận lại với nhau. Việc gọt giũa và tạo dáng cho các khối đá cẩm thạch mới để gắn kết chúng với phần còn lại của công trình được tính toán rất chi tiết vì trong quá trình lắp ghép giữa phần cũ với phần mới của từng bộ phận đền Parthenon đòi hỏi chúng phải tạo nên một khối vững chắc và hoàn mỹ. Yêu cầu này đòi hỏi sự chính xác đến từng milimet, do đó những ai tham gia công việc trùng tu đền Parthenon cần phải có tính kiên nhẫn và óc thẩm mỹ cao.

Con người đã xây dựng nên công trình vĩ đại này, nhưng cũng chính con người đã phá hủy rồi lại trùng tu. Tuy nhiên, việc khôi phục đền Parthenon hiện nay giúp chúng ta tìm hiểu và học tập những tri thức ưu tú nhất của nền văn minh Hy Lạp cổ đại.

Thanh Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *