Các nhà hóa học Đức phát hiện hai hợp chất chính gây ra mùi khó ngửi của trái sầu riêng là ethyl (2S)-2-methylbutanoate và 1-(ethylsulfanyl)ethane-1-thiol.

Các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Hóa học Thực phẩm Đức tiến hành kiểm tra hợp chất bay hơi từ phần thịt quả sầu riêng bằng phương pháp phân tích hương thơm dịch chiết pha loãng (AEDA) và phương pháp phân tích sắc ký khí. Họ phân lập 19 hợp chất cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng để tạo ra mùi tổng thể của trái sầu riêng.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng, những hợp chất mạnh nhất trong trái sầu riêng tạo ra mùi giống như mùi của trái cây, hành tây thối và hành tây nướng. Những hợp chất có mùi yếu hơn thì giống bắp cải và lưu huỳnh. Ngoài ra, chỉ cần phối hợp hai hợp chất thành phần là ethyl (2S)-2-methylbutanoate và 1-(ethylsulfanyl)ethanethiol sẽ tạo ra mùi tổng thể của toàn bộ trái sầu riêng. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nông nghiệp và Hóa thực phẩm tháng 12/2016.

Theo UPI, sầu riêng được trồng chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á. Người dân địa phương thường gọi nó là "vua của các loại trái cây". Bề ngoài của quả sầu riêng trông hơi giống quả dứa có gai nhọn, thịt quả màu vàng hoặc da cam. Mặc dù có mùi khó ngửi, nhưng hương vị trái sầu riêng được rất nhiều người yêu thích.

Theo VnE

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *