Các nhà khảo cổ học Trung Quốc vừa công bố những dấu tích của việc hiến tế người và động vật có tuổi thọ lên tới 2700 năm tại khu khai quật thuộc thành phố Lạc Dương, Trung Quốc.
Diện tích của khu vực khai quật là một cánh động rộng tới 945 met vuông, bao gồm: những mảnh xương trong 14 ngôi mộ, một con kênh và 59 hầm mỏ. Các nhà khảo cổ xác định, chúng thuộc về triều đại Tây Chu, từ năm 1100 đến 771 trước Công nguyên.
Những mảnh xương là một phần của cuộc khám phá được phát hiện ở gần một cánh đổng rộng 945 met vuông, bao gồm 14 ngôi mộ, một con kênh và 59 hầm mỏ từ triệu đại Tây Chu.
Hình ảnh một bộ xương người được phát hiện tại khu khai quật |
Đồ tế lễ gồm động vật, thậm chí là con người đưa lên các vị tổ tiên hoặc các vị thần, tập tục này được coi là một phần của văn hóa Trung Quốc cổ đại.
Theo David Sena, một nhà sử học về Trung Quốc, việc hiến tế của người xưa chứa đựng mong muốn mang may mắn và ban phước lành cho mọi nhà.
Sena phát biểu: “Có thể nói, triều đại Tây Chu là một giai đoạn mang tính nhân văn cao hơn so với các thời kỳ trước. Sự hiến tế người hay động vật, trước đó là một thông lệ phổ biến, thì vào thời đại này, nó đã bị suy tàn đáng kể. Nhưng tôi nghĩ rằng, những bằng chứng khảo cổ đã cho thấy rõ hơn, sự hy sinh của con người làm đồ tế lễ vẫn được suy trì trong suốt triều đại nhà Chu”.
Một mẩu mai rùa thể hiện nét tâm linh của người Trung Quốc cổ |
Một mai rùa bị phá được tìm thấy ở một địa điểm khai quật được xem là một biểu hiện của tục lệ tâm linh cách đây hàng nghìn năm. Tuy không biết nhiều về việc sử dụng mai rùa để bói toán trong thời đại Tây Chu, nhưng Sena cho biết, trong triều đại nhà Thương trước đó, quá trình này bao gồm việc đốt nóng mai rùa và giải thích những vết nứt được hình thành trên mai rùa.
Sena giải thích: “Những lỗ hổng ở mặt sau mai rùa khiến nó dễ dàng bị nứt trong quá trình nung nóng. Sau đó, ai đó sẽ “đọc” những vết nứt. Chúng tôi không biết chính xác rằng họ “đọc” chúng bằng cách nào, có thể là qua những vết nứt hoặc âm thanh của chúng khi bị đốt nóng. Những người tham dự đặt câu hỏi, còn những vết nứt đưa ra câu trả lời”.
Trong cuộc khai quật, các nhà khảo cổ Trung Quốc còn phát hiện một bình gốm cổ bị vỡ
Một chiếc bình gốm vỡ được phát hiện là một món đồ tế phổ biến |
Hàng ngàn năm trước, trong triều đại Tây Chu, khu vực Lạc Dương được xem như là ngôi nhà thứ hai, thủ đô ở phía Đông của Trung Quốc.
Sena nói: “Thời đại của Khổng Tử và các triết gia khác được xem như là “hoàng kim” của lịch sử Trung Quốc. Thời đại Tây Chu mở ra rất nhiều tổ chức chính trị, văn hóa đặc trưng của nền văn minh Trung Quốc.
Tiêu biểu cho giai đoạn này là Kinh Thư – cuốn sách của lịch sử. Nó ghi lại những bài viết và các sự kiện nổi bật của những vị vua nhà Chu đầu tiên. Đây cũng là bằng chứng chắc chắn nhất về lịch sử cho đời sau có thể theo dõi về giai đoạn này.
Các vật tế lễ thể hiện mong mỏi bình yên cho nhà cửa của người dân |
Nhiều đồ tế lễ được khai quật tại điểm khảo cổ Lạc Dương thể hiện niềm mong ước sự bình an cho mọi người xây dựng nhà cửa, công trình hay các lăng mộ. Sena nói: “Đối với người dân trong thời đại này, việc xây dựng nên một ngôi nhà mà không có đồ tế lễ thì sẽ gặp gặp rất nhiều nguy hiểm”.
Vật tế lễ phổ biến nhất thời đại này là động vật. Qua những mẩu khảo cổ, các nhà khoa học phát hiện, những loài chủ yếu bị đem hiến tế là ngựa, chó, lợn và nhiều loại vật trong các trang trại.
Những chiếc chậu lớn bằng đồng thiếc, được làm công phu thường được sử dụng trong các buổi tế lễ để “cung cấp” thịt, ngũ cốc, rượu và nhiều loại đồ uống có cồn cho tổ tiên.
Xương động vật được tìm thấy, chủ yếu là bò, trâu.. |
Trong triều đại Tây Chu, chỉ những thành viên của tầng lớp quý tộc mới được thờ cúng tổ tiên. Với các triều đại sau đó thì tất cả các tầng lớp trong xã hội cũng được phép thờ cúng tổ tiên.
Sena nói: “Đó là một lý do vì sao thời đại này trở nên rất quan trọng. Ngay cả khi việc thờ cúng tổ tiên bắt đầu từ tầng lớp quý tộc, hệ tư tưởng của những giai cấp sau đó đã thực sự dệt nên nên nền văn minh Trung Quốc độc đáo”.
Theo datviet