Ngày 6/1, các công nhân xây dựng Nga phát hiện một mật đạo lớn, có thể chứa 4.000 người dưới lòng thành phố Moscow. Các công nhân còn phát hiện, có đường hầm nối mật đạo tới điện Kremlin, do đó, công trình dưới lòng đất được gọi tên là "Mật đạo KGB".

Phát hiện này nhanh chóng được báo giới khuấy động, và gọi nó là 'Mật đạo KGB'.

Mật đạo KGB của Nga

 

Nhà văn Nga Vladimir Uganik đã có 25 năm tìm hiểu các công trình dưới đất, từng viết một tiểu thuyết về đề tài này có tên là “địa ngục”. Ông cho biết, đường hầm bí mật dưới nhà hàng này có thể có quan hệ với chi nhánh đường tàu điện ngầm số 2, dưới thời Stalin. Hệ thống này đã từng có 15 phòng thuộc sở chỉ huy KGB.

Một đường dẫn tới điện Kremlin

 

Sau khi Liên Xô tan rã, một phần đường tàu điện ngầm bí mật được nhập vào hệ thống công cộng, nhưng vẫn có những phần đang bị cơ quan an ninh Liên bang kiểm soát. Mặc dù các nhà chức trách không phủ nhận sự tồn tại của nó , nhưng nó chưa bao giờ được công khai trước công chúng.

Mật đạo KGB thể chứa hơn 4.000 người.

 

Nay một phần kiến trúc bí ẩn dưới đất của Moscow đã được công bố ra công chúng.

Tháng 8/2008, một vài ngày sau cuộc xung đột giữa Nga và Gruzia bùng nổ, phóng viên của báo BBC Humphrey Hawksley đã đến thăm quan kho hạt nhân dưới lòng đất của Moscow.

Hầm bí mật làm bằng thép dày

 

Phóng viên này đã nhìn thấy một cửa ra vào nặng khoảng 3 tấn được làm từ thép và gang, dưới lòng đất được chuẩn bị nước và thực phẩm đủ để duy trì sự sống cho 2.500 người.

Đầu thế kỷ XX, rất nhiều thành phố đều có xu hướng phát triển “lên cao”, các tòa nhà chọc trời ngày càng tăng. Tuy nhiên, cùng với việc diện tích mặt đất ngày càng bị thu hẹp, các nhà quản lý thành phố bắt đầu xem xét việc sử dụng không gian ngầm. Trước đó, những thứ được nhìn thấy nhiều nhất nơi đây chỉ là ống thoát nước và tàu điện ngầm.

Những con đường ngầm này có nhiều lối rẽ chằng chịt

 

Năm 2006, Thị trưởng Moscow, Yuri Luzhkov phê duyệt dự án “Quy hoạch cấp nhà nước về việc khai thác tổng hợp không gian ngầm của thủ đô từ năm 2009 đến năm 2011”, và nói rõ, việc khai thác không gian ngầm có thể giải quyết các vấn đề giao thông ở đô thị lớn đông dân, chuyển các nguồn ô nhiễm bao gồm các dự án sản xuất và đường giao thông xuống dưới đất, điều này sẽ có lợi cho môi trường của Moscow.

Theo datviet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *