Khủng long thời tiền sử có hơi thở nặng nề, mùi hôi và niêm mạc ẩm ướt. Đặc biệt, loài vật này không có lông mũi.

Các nhà nghiên cứu vừa tái dựng cấu trúc hơi thở của khủng long và phát hiện loài động vật đã tuyệt chủng từ lâu này có hơi thở khá nặng nề, niêm mạc ẩm ướt, hơi thở có mùi hôi. Đặc biệt, hơi thở có thể giúp loài này đánh hơi môi trường xung quanh và làm mát bộ não rất đặc biệt.

Tác giả chính của nghiên cứ là nhà khoa học Jason Bourke và nhóm của ông sử dụng loài khủng long ăn thực vật Stegoceras làm mẫu để xây dựng mô hình vì loài vật này có một hộp sọ đặc biệt, cùng với hóa thạch ở khu vực mũi vẫn còn nguyên vẹn. Nghiên cứu cũng giúp giải thích lý do tại sao hầu hết các loài khủng long lại có mõm dài như vậy. Đồng thời, khám phá tiết lộ thêm khía cạnh của cuộc sống loài động vật thời tiền sử.

Sự khác biệt lớn nhất giữa khủng long Stegoceras và con người (về vấn đề hô hấp) là chúng có thể thở lâu và sâu hơn (giống như loài chim hoặc bò sát). Một khác biệt nữa là con người và các loài động vật có vú khác có lông phía trong mũi để giúp ngăn chặn bụi bẩn đi vào cơ thể. Trong khi đó, khủng long không có lông mũi, có thể là nguyên nhân sinh ra các tuyến nhầy.

Các nhà nghiên cứu giải thích rằng trong mỗi hơi thở của khủng long, không khí sẽ chuyển từ lỗ mũi thông qua các cấu trúc bên trong của đoạn mũi. Một số luồng không khí đi vào điểm "chết" ở phía sau của mũi, nơi có nhiều khứu giác.

Theo khoahoc
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *