31 bộ xương người còn thấy đầu tóc, móng tay chân đã được tìm thấy và được đưa về Trung tâm Phân tử sinh vật học Hyderabad, Ấn Độ để kiểm nghiệm và chọn những mẫu xương, thịt để xét nghiệm ADN.

Mộ huyệt khổng lồ và hơn 800 bộ hài cốt

Hồ nằm ở độ cao 5.029m so với mực nước biển, trên "nóc nhà thế giới" Hymalaya. Năm 1942, các nhân viên kiểm lâm miền bắc Ấn Độ khi lên đến hồ Roopkund đã tình cờ phát hiện hơn 200 bộ xương người ở một góc lòng hồ. Hầu hết các bộ xương người này đều còn nguyên vẹn. Tin tức này lan truyền ra đã thu hút sự quan tâm của toàn thế giới.

Năm 2003, các nhà khoa học thuộc khoa Khảo cổ, Học viện Deccancollege, Ấn Độ phối hợp với các nhà khoa học Đức và Kênh Truyền hình Địa lý quốc gia Mỹ cùng đến "Hồ xương người" nghiên cứu và quay phim trong nhiều ngày với điều kiện thời tiết rất khắc nghiệt. Nhà khoa học Pramod Joglekar nhớ lại: "Nơi ấy nguy hiểm nhất là thời tiết biến đổi rất bất thường và không khí loãng rất khó thở".

Mỗi năm một lần, ánh sáng mặt trời làm cho lớp băng giá trên hồ Roopkund tan đi để lộ quang cảnh hàng trăm bộ xương người ngổn ngang dưới đáy hồ.

Mãi đến cuối năm 2007, giáo sư-tiến sĩ William Sarks và các cộng sự thuộc Đại học Heidelberg, Đức, sử dụng các phương tiện hiện đại nhất để hóa giải bí ẩn ở "Hồ xương người" này.

Khi vừa đến "Hồ xương người", Sarks và các nhà khoa học đã tiến hành các nghiệm chứng khoa học bắt đầu từ góc độ văn hoá. Khảo sát kỹ các bộ xương người, các nhà khoa học phát hiện có một số vòng đeo tay bằng thuỷ tinh, nhẫn, hài bằng da và gậy trúc, không có vũ khí quân đội. Kiểm tra thi thể tại hiện trường cho thấy, ở phía trên đầu các hài cốt này đều có một vết nứt khá sâu.

Trong Sách Kỷ lục Guiness thế giới có ghi, năm 1986 ở Bangladesh từng xảy ra một trận mưa đá kinh hoàng, hạt mưa đá nặng đến 1kg, gây ra cái chết cho 92 người.

Các nhà khoa học cho rằng trận mưa đá giáng xuống Hồ xương người ngày trước có tốc độ đạt đến hơn 160km/h, khiến cho mọi người không thể nào tìm chỗ ẩn nấp kịp, nhiều người bị đá rơi chết ngay, ngoài ra còn có một số người bị thương và chết rét sau đó.

Những người chết có quan hệ huyết thống

31 bộ xương người còn thấy đầu tóc, móng tay chân được đưa về Trung tâm Phân tử sinh vật học Hyderabad, Ấn Độ để kiểm nghiệm và chọn những mẫu xương, thịt để xét nghiệm ADN.

Kết quả giám định cho thấy, chủ nhân những bộ xương ở Hồ xương người này đều là người Ấn Độ chứ không phải người Trung Quốc, bị chết vào năm 850, họ không bị nhiễm bệnh và tử vong hầu như cùng lúc. Do đó có thể thêm một bước khẳng định, mưa đá chính là hung thủ. Kiểm tra xương cho thấy, những người này đều bị thiếu vitamin C và D, chứng tỏ họ có thể đã phải chịu nhịn đói nhiều ngày dẫn đến thiếu dinh dưỡng.

Giáo sư-tiến sĩ William Sarks cho biết: "Chúng tôi phát hiện ở nhóm người hành hương một đặc điểm rất hy hữu là trên đầu có một miếng xương nhô ra ngoài trán. Căn cứ vào đó có thể xác định họ thuộc vùng Maharashtra, miền trung nam bộ Ấn Độ hành hương đến".

Tiến một bước phân tích, trong 31 bộ xương có 3 mẫu có chuỗi xoắn gen ADN đột biến rất kỳ lạ chưa từng thấy ở các nơi khác trên thế giới mà chỉ xuất hiện ở nhóm người di dân ở Maharashtra. 3 mẫu này đột biến hoàn toàn giống nhau chứng tỏ 3 người này là cùng một gia đình và là di dân đến Ấn Độ.

Theo phunumoi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *